Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Cao Bằng (Nguyên Bình), Hà Giang (Yên Minh, Đồng Văn, Quản Bạ), Hà Nội (Ba Vì), Kon Tum, Lào Cai (Sa Pa, Bát Xát), Lâm Đồng, Quảng Nam (Trà My), Thanh Hóa (Thường Xuân), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã), Vĩnh Phúc (Tam Đảo)
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, New Guinea, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do tác động của mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp và trang trại nhỏ, phát triển khu du lịch và giải trí, cháy rừng, loài bị khai thác làm thuốc; kích cỡ quần thể ước tính suy giảm > 30 % trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Cây ưa ẩm, hơi chịu bóng; thường mọc ở ven rừng, gần nguồn nước, thuộc vùng rừng kín thường xanh ẩm.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Mùa hoa vào tháng 8-9, mùa quả vào tháng 9-11.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Là nguồn gen tương đối hiếm đối với Việt Nam. Rễ củ dùng làm thuốc bổ và men rượu. Lá non làm rau ăn được.
Mối đe dọa
Phát triển khu du lịch và giải trí. Mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp và trang trại nhỏ. Thu hái làm thuốc, rau ăn.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài đã được bảo vệ tại một số KBTTN và VQG.
Đề xuất
Nâng cao năng lực thực thi pháp luật trong bảo vệ và phát triển rừng tại các vùng phân bố của loài. Nghiên cứu nhân giống nhằm mục đích bảo tồn và sử dụng tại các VQG, vườn thực vật hay vườn bảo tồn cây thuốc. Nghiên cứu kích thước quần thể, phân bố và xu hướng.
Tài liệu tham khảo
Danguy P. (1930). Campanulaceae. Pp. 683-698. In: Lecomte H. & Humbert H. (Eds.). Flore Générale de l’Indo-Chine. Tome 3. Paris.
Dong D.Y. & Lammers T.G. (2011). Cyclocodon. Pp. 527-528 In: Wu Z., Raven P.H. & Hong D.Y (Eds.). Flora of China. Vol 19. Science Press, Beijing, China and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis.
Hong, D.Y. (2015). A Monograph of Codonopsis and Allied Genera (Campanulaceae). Science Press, Beijing, pp.1-256.
Nguyễn Tiến Bân & Averyanov L.V. (2005). Họ Hoa chuông – Campanulaceae. Trang 339-342. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 3. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Hoàng Hộ (2000). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 3. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 101.