Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Đắk Lắk (Krông Bông), Gia Lai (Đắk Pơ, K’Bang, Krông Pa, Mang Yang), Kon Tum (Đắk Tô, Kon Rẫy, Sa Thầy), Lâm Đồng (Đơn Dương, đèo Ngoạn Mục) (Hill et al. 2004, Osborne et al. 2007).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
400 m
Độ cao ghi nhận cao nhất
900 m
Thế giới
Lào.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Tuế lá xẻ phân bố ở 4 tỉnh Tây Nguyên. Sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do xâm lấn đất rừng để mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp và phát triển du lịch. Loài này bị khai thác làm cảnh. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 30 % trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Thường gặp ở độ cao 400-900 m trong các kiểu rừng khô nửa rụng lá, rừng ẩm thường xanh, trảng cây bụi thứ sinh hay rừng tre nứa trên đất đỏ bazan. Thường mọc rải rác hiếm khi tập trung mật độ cao tại nơi khô, ven suối hay thung lũng trong bóng râm hoặc nơi sáng. Tái sinh bình thường (Osborne et al. 2007, Averyanov et al. 2014).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Mùa ra nón và thụ phấn vào tháng 4-5, hạt trưởng thành tháng 10-11.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Làm cây cảnh, thân có chất bột nên được khai thác dùng làm nguyên liệu sản xuất rượu (ở Đắk Tô, tỉnh Kon Tum).
Mối đe dọa
Bị khai thác làm cây cảnh và chế biến rượu. Sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do xâm lấn đất rừng.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Phụ lục II CITES và Nhóm IIA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Vùng phân bố của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài. Kiểm soát việc khai thác trái phép làm cảnh, phục hồi quần thể của loài trong tự nhiên. Tiến hành trồng bảo tồn nhân tạo.
Tài liệu tham khảo
Averyanov L.V., Nguyen H.T., Nguyen K.S., Pham T.V., Vichith L., Somchanh B., Shengvilai L., Phan L.K., Soulivanh L. & Khamfa C. (2014). Gymnosperms of Laos. Nordic Journal of Botany, 32: 765-805.
Bösenberg J.D. (2022). Cycas micholitzii. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T42058A68905807. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2022-1.RLTS.T42058A68905807.en. Accessed on 06 September 2022.
Hill K.D., Nguyen H.T. & Phan K.L. (2004). The Botanical Review, 70(2). The NYBG Press, New York, pp. 149-150.
Hill K.D., Stevenson D.W. & Osborne R. (2007). The world list of cycads. Proceedings of the 7th International Conference on Cycad Biology (CYCAD 2005), Xalapa, Mexico, January 2005. Memoirs of the New York Botanical Garden, 97: 4.
Osborne R., Hill K.D., Nguyen H.T. & Phan K.L. (2007). Cycads of Vietnam. Tien Wah Press (Pte.) Ltd., Singapore, pp. 33-35.