Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Lạng Sơn (Chi Lăng, Hữu Liên) (Nguyễn Tiến Hiệp & cs. 2004).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
300 m
Độ cao ghi nhận cao nhất
470 m
Thế giới
Chưa ghi nhận.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd; D.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này hiện chỉ ghi nhận phân bố hẹp ở vùng núi đá vôi thuộc tỉnh Lạng Sơn. Sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp. Loài này bị khai thác cạn kiệt làm gỗ và chiết xuất tinh dầu. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 80 % ít nhất trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2acd). Số địa điểm nghi nhận phân bố là 4, hầu hết cá thể trưởng thành có đường kính > 10 cm đã bị khai thác, chỉ còn lại các cây nhỏ hoặc cây mọc ở vách núi, khó tiếp cận, số lượng cá thể trưởng thành ước tính < 50 (tiêu chuẩn D).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Mọc sườn hoặc đỉnh núi, nơi sáng trong rừng cây lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi, ở độ cao 300-470 m (Nguyễn Tiến Hiệp & cs. 2004, 2010).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Mùa ra nón và thụ phấn vào tháng 2-3. Nón hạt chín và phóng thích hạt vào tháng 8-10. Không gặp cây tái sinh tự nhiên từ hạt.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Gỗ tốt có tinh dầu thơm không mối mọt dùng đóng đồ mộc và làm nguyên liệu cất tinh dầu quý.
Mối đe dọa
Trước đây, loài này bị khai thác quá mức để lấy gỗ và chiết xuất tinh dầu. Sinh cảnh sống bị tác động bởi các hoạt động canh tác nông nghiệp.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Phụ lục I CITES và Nhóm IA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP và Nghị định số 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Vùng phân bố của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài. Kiểm soát việc khai thác trái phép, phục hồi quần thể của loài trong tự nhiên. Nghiên cứu ươm trồng bảo tồn nhân tạo loài này.
Tài liệu tham khảo
Damon P., Little P.T., Nguyen H.T. & Phan K.L. (2011). Diagnostic characteristics, geographic distribution, and the conservation of Cupressus tonkinensis (Cupressaceae). Brittonia, 63:
171-196.
Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Nguyễn Đức Tố Lưu, Thomas P.I., Farjon A., Averyanov L. & J. Regalado Jr. (2004). Thông Việt Nam: Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004. Tổ chức bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế, Chương trình Việt Nam, Hà Nội, trang 106-107.
Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Trần Huy Thái, Nguyễn Minh Tâm, Phạm Văn Thế (2010). Nghiên cứu bảo tồn, phát triển cây Hoàng đàn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Báo cáo khoa học. Chi cục Phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 85 trang.