Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Loài Cuora trifasciata (Bell, 1825) trước đây ghi nhận ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo Blanck et al. (2006) và Blanck et al. (2017) quần thể ở Việt Nam và Lào đã được mô tả là loài Cuora cyclornata với 2 phân loài là C. c. cyclornata và C. c. meieri.
Phân bố
Việt nam
Cao Bằng, Bắc Kạn (Ba Bể), Lạng Sơn (Hữu Liên), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Bắc Giang (Sơn Động, Lục Nam), Thanh Hóa (Bến En), Nghệ An (Pù Mát, Pù Huống), Hà Tĩnh (Vũ Quang), Quảng Bình (Phong Nha - Kẻ Bàng), Quảng Trị (Đăk Rông, Hướng Hóa), Quảng Nam (Thăng Bình, Phước Sơn, Hiệp Đức, Trà My, Tiên Phước, Quế Sơn), Kon Tum (Đăk Glei), Gia Lai (K’Bang), Bình Định (Vĩnh Thạnh).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Nam Trung Quốc, Lào.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này bị săn bắt cạn kiệt phục vụ buôn bán, làm dược liệu và nuôi làm cảnh, một số tiểu quần thể có thể đã bị tuyệt chủng; sinh cảnh sống của loài bị chia cắt, suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng, cháy rừng; loài này cực kỳ hiếm gặp trong tự nhiên; quần thể bị suy giảm ước tính hơn 80% trong vòng hơn 60 năm qua (tương đương 3 thế hệ) (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Cực kỳ hiếm gặp do bị săn bắt cạn kiệt và sinh cảnh sống bị suy thoái.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sống cả trên cạn và dưới nước, thường ở ven bờ suối trong rừng.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Thường đẻ trứng vào mùa hè, mỗi lần đẻ 2 trứng (Ernst & Babour 1989).
Thức ăn
giun đất, cá, tôm, cua.
Sử dụng và buôn bán
Bị săn bắt cạn kiệt làm thực phẩm, dược liệu, nuôi làm cảnh và buôn bán cả ở trong và ngoài nước.
Mối đe dọa
Do có giá trị kinh tế rất cao nên loài này bị săn bắt cạn kiệt làm dược liệu và buôn bán; sinh cảnh sống của loài đã và đang bị chia cắt và suy thoái nghiêm trọng do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, xâm lấn đất rừng, cháy rừng.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Vùng phân bố của loài có một phần nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ. Loài này có tên trong Nghị định số 64/2019/NĐ-CP và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Đề xuất
Cần quản lý chặt chẽ các hoạt động săn bắt, buôn bán trái pháp luật loài này. Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động của các hoạt động khai thác lâm sản trái phép, xâm lấn đất rừng trong vùng phân bố của loài. Tuyên truyền nhằm hạn chế tác động của con người đến sinh cảnh sống cũng như đến quần thể của loài. Có thể nhân nuôi sinh sản để phục hồi quần thể.
Tài liệu tham khảo
Blanck T., McCord W.P. & Le M. (2006). On the variability of Cuora trifasciata (Bell, 1825), the rediscovery of the type specimen, with descriptions of a new Cuora species and subspecies, and remarks on the distribution, habitat and vulnerability of these species. Frankfurt: Chimaira, 152 pp.
Blanck T., Protiva T., Zhou T., Li Y., Crow P. & Tiedemann R. (2017). New subspecies of Cuora cyclornata (Blanck, McCord & Le, 2006), Cuora trifasciata (Bell, 1825) and Cuora aurocapitata (Luo & Zong, 1988). Sichuan Journal of Zoology, 36(4): 368-385.
Duong L.D., Ngo C.D. & Nguyen T.Q. (2014). New records of turtles from Binh Dinh Province, Vietnam. Herpetology Notes, 7: 737-744.
Ernst C.H. & Babour R.W. (1989). Turtles of the World. Smithsonian Institution Press. 313 pp.
Fong J., Hoang H., Horne B.D., Li P., McCormack T., Rao D.-Q., Timmins R.J. & Wang L. (2020). Cuora trifasciata. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T123768950A123769768. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2020-2.RLTS.T123768950A123769768.en. Accessed on 27 January 2022.
Nguyen S.V., Ho C.T. & Nguyen T.Q. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.
Spinks P.Q., Thomson R.C. & Shaffer H.B. (2009). A reassessment of Cuora cyclornata Blanck, McCord and Le, 2006 (Testudines, Geoemydidae) and a plea for taxonomic stability. Zootaxa, 2018: 58-68.
Stuart B.L. & Parham J.F. (2004). Molecular phylogeny of the critically endangered Indochinese box turtle (Cuora ganbinifrons). Molecular Phylogenetics and Evolution, 31: 164-177.