Cryptonemia undulata

Rong câu chân vịt nhăn

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Các vùng ven biển Việt Nam, từ Đồ Sơn trở vào.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Malaysia, Úc.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

CR

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài rong này phân bố rải rác ở các vùng biển từ Đồ Sơn đến các tỉnh phía Nam. Sinh cảnh sống bị suy giảm, loài bị khai thác cạn kiệt làm thực phẩm. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 80 % trong khoảng hơn 20 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Rong mọc bám trên đáy cứng (đá, san hô chết hoặc vỏ động vật thân mềm: vỏ hàu, hà), ở phần trên của vùng dưới triều. Rong thường bắt đầu xuất hiện vào cuối mùa thu đầu mùa đông, phát triển tốt nhất vào các tháng 4-5.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Bào tử được giải phóng khi rong trưởng thành (thường được phóng ra môi trường tự nhiên vào thời kỳ con nước lớn, sau khi bị phơi một thời gian ngoài không khí). Bào tử kết hợp thành hợp tử, tồn tại một thời gian dài và phát triển vào vụ tới.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Khai thác làm thực phẩm.

Mối đe dọa

Bị khai thác làm thực phẩm. Nơi cư trú bị chia cắt mạnh, hoạt động khai thác thuỷ sản ở rạn san hô phá huỷ giá thể của loài.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống của loài, hạn chế san lấp và làm ô nhiễm vùng nước ven biển. Bảo vệ nguyên vẹn trong tự nhiên ở Hòn Dáu và nhân giống nuôi trồng phục vụ bảo tồn và tạo nguyên liệu làm thực phẩm.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Hữu Dinh, Huỳnh Quang Năng, Trần Ngọc Bút, Nguyễn Văn Tiến (1993). Rong biển Việt Nam (phần phía Bắc). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 364 trang.
Phạm Hoàng Hộ (1969). Rong biển Việt Nam (phần phía Nam). Trung tâm Học liệu Sài Gòn, 558 trang.
Tseng C.K. (1983). Common Seaweeds of China. Science Press, Beijing, China, 316 pp.

Dữ liệu bên ngoài