Crocodylus siamensis

Cá sấu xiêm

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Phú Yên (hồ Tây Sơn), Kon Tum (Sa Thầy), Gia Lai (Sông Ba), Đăk Lắk (sông Easup, hồ Krông Păk, sông Krông Ana, hồ Lắk, sông Sêrêpôk), Đồng Nai (Cát Tiên), Nam bộ và đảo Phú Quốc (Kiên Giang).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Brunei Darussalam.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

CR

Tiêu chuẩn đánh giá

A2acd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Cá sấu xiêm phân bố rải rác ở các sông lớn, hồ và vùng đầm lầy thuộc các tỉnh Tây Nguyên và Nam bộ. Tuy nhiên, hầu hết là các ghi nhận cũ, có rất ít ghi nhận về loài này trong tự nhiên trong khoảng 40 năm qua, quần thể ở VQG Cát Tiên là quần thể tái thả phục hồi. Loài này bị săn bắt cạn kiệt làm thực phẩm, kỹ nghệ da và buôn bán; sinh cảnh sống của loài bị chia cắt, suy thoái do chiến tranh, tác động của các hoạt động sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm nguồn nước, xây dựng đập thủy điện; quần thể trong tự nhiên ước tính bị suy giảm hơn 80% trong khoảng hơn 75 năm qua tương ứng với 3 thế hệ (tiêu chuẩn A2acd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Thông tin về Cá sấu xiêm ngoài tự nhiên ở Việt Nam rất hiếm: năm 2005 có ghi nhận một cá thể ở Sông Hinh, tỉnh Phú Yên (Nguyen et al. 2005); ở U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang không còn ghi nhận trong khoảng 40 năm qua (Stuart et al. 2002). Các ghi nhận gần đây ở các kênh và hồ nhân tạo thuộc miền Trung và miền Nam có thể là cá sấu từ các trại nuôi thoát ra.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Sông lớn, đầm lầy, hồ

Dạng sinh cảnh phân bố

Sông lớn, đầm lầy, hồ

Đặc điểm sinh sản

Đẻ 20-40 trứng/lần.

Thức ăn

Các loại cá, ếch nhái, thú nhỏ, chim, các loài bò sát (Simpson & Bezuijen 2010).

Sử dụng và buôn bán

Trước đây bị săn bắt làm thực phẩm, kỹ nghệ da, nuôi làm cảnh và buôn bán cả ở trong và ngoài nước. Hiện tại, sản phẩm thương mại chủ yếu là cá sấu nuôi sinh sản ở các trang trại.

Mối đe dọa

Loài này săn bắt cạn kiệt phục vụ mục đích làm thực phẩm, kỹ nghệ da; sinh cảnh sống và bãi đẻ của loài bị chia cắt và suy thoái nghiêm trọng do tác động của các hoạt động du lịch, sản xuất nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, ô nhiễm nguồn nước. Một số cá thể nuôi nhốt có thể bị lai với loài Cá sấu nước lợ (Crocodylus porosus.) hoặc Cá sấu cuba (C. rhombifer.), nếu không được quản lý tốt có thể làm ảnh hưởng đến quần thể thuần chủng trong tự nhiên của loài.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Vùng phân bố của loài có một phần nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ. Loài này có tên trong Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động của con người trong vùng phân bố của loài. Quản lý các hoạt động săn bắt, buôn bán trái pháp luật. Tuyên truyền nhằm hạn chế tác động của con người đến sinh cảnh sống cũng như đến quần thể của loài. Nhân nuôi sinh sản để phục hồi quần thể trong tự nhiên và phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Tài liệu tham khảo

Bezuijen M., Simpson B., Behler N., Daltry J. & Tempsiripong Y. (2012). Crocodylus siamensis. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T5671A3048087. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2012.RLTS.T5671A3048087.en. Downloaded on 19 May 2021.

Cao S.V. & Jenkins R.W.G. (1998). Crocodile conservation and development in Vietnam. In: Crocodiles. The 14th Working Meeting of the IUCN SSC Crocodile Specialist Group, pp. 135-140. IUCN, Gland, Switzerland.

Fitzsimmons N.N., Buchan J.C., Pham L.V., Polet G., Ton H.T., Nguyen T.Q. & Gratten J. (2002). Identification of purebred Crocodylus siamensis for reintroduction in Vietnam. Journal of Experimental Zoology, 294: 373-381.

Jelden D.C., Manolis C., Tsubouchi T. & Nguyen V.D.N. (2008). Crocodile conservation, management and farming in the Socialist Republic of Viet Nam: a review with recommendations. Crocodile Specialist Group, Darwin.

Murphy D.J., Phan T.D. & Nguyen L.T. (2004). The Siamese crocodile re-establishment programme in Cat Tien National Park, Vietnam 1999-2004. Technical Report No. 48. Cat Tien National Park Conservation Project.

Nguyen S.V., Ho C.T. & Nguyen T.Q. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.

Nguyen X.V., Vu N.L., Simpson B.K., Ngo V.T., Lai T.Q., Huynh X. Q. & Vo V.D. (2005). Status of the freshwater crocodile (Crocodylus siamensis) in Song Hinh District, Phu Yen Province, Vietnam. Institute of Tropical Biology and Fauna & Flora International: Cambodia Programme, Ho Chi Minh City.

Platt S.G. & Ngo T.V. (2000). Status of the Siamese crocodile in Vietnam. Oryx, 34(3): 217-221.

Polet G. (2002). Crocodylus siamensis re-introduced in Cat Tien National Park. Crocodile Specialist Group Newsletter, 21(1): 9-10.

Simpson B.K. & Bezuijen M.R. (2010). Siamese Crocodile Crocodylus siamensis. In: Crocodiles. Pp. 120-126. Status Survey and Conservation Action Plan. Third Edition (Eds. S.C. Manolis & C. Stevenson). Crocodile Specialist Group, Darwin.

Smith M.A. (1931). The Fauna of British India including Ceylon and Burma. Reptilia and Amphibian, Vol. 1-Loricata, Testudines. Taylor and Francis, London, 185 pp.

Stuart B.L., Hayes B., Bui M. H. & Platt S.G. (2002). Status of crocodiles in the U Minh Thuong nature Reserve, southern Vietnam. Pacific Conservation Biology, 8: 62-65.

Thai T. (2011). Country report – Vietnam. In: Crocodiles. Proceedings of the First Regional Species Meeting of the IUCN SSC Crocodile Specialist Group. Pp. 33-35. Crocodile Specialist Group, Darwin, Australia.

Dữ liệu bên ngoài