Codonopsis javanica

Đảng sâm

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Bắc Kạn (Bạch Thông), Cao Bằng (Nguyên Bình, Trà Lĩnh, Trùng Khánh), Điện Biên (Tủa Chùa), Hà Giang (Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh), Hoà Bình (Đà Bắc, Mai Châu), Kon Tum (Đắk Tô, Đắk Glei: Ngọc Linh), Lai Châu (Sìn Hồ, Phong Thổ), Lạng Sơn (Tràng Định), Lào Cai (Sa Pa, Bát Xát, Than Uyên), Lâm Đồng (Đà Lạt, Lạc Dương), Nghệ An, Ninh Bình (Cúc Phương), Quảng Nam (Trà My), Sơn La (Mộc Châu, Mường La), Thái Nguyên (Tam Đảo), Thanh Hoá, Tuyên Quang (Na Hang), Yên Bái (Mù Cang Chải)

Độ cao ghi nhận thấp nhất

600 m

Độ cao ghi nhận cao nhất

2.000 m

Thế giới

Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Lào, Myanmar, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của canh tác nông nghiệp, các hoạt động du lịch sinh thái và các yếu tố bất lợi của thời tiết, khí hậu, cháy rừng làm mất môi trường sống và khai thác làm thuốc để sử dụng và buôn bán; kích cỡ quần thể tự nhiên ước tính suy giảm ước tính > 30 % trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Thường mọc ở những nơi đất tốt, nhiều mùn, trong các chỗ trống và ven các rừng thứ sinh và nương rẫy, ở độ cao 600-2.000 m.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Mùa hoa vào tháng 5-7, mùa quả vào tháng 7-9.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Cây thuốc quý được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Rễ củ dùng làm thuốc bổ, chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, vàng da, ăn uống khó tiêu. Khai thác tự nhiên gần như cạn kiệt.

Mối đe dọa

Phát triển khu du lịch và giải trí. Mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp và trang trại nhỏ. Khai thác làm thuốc.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Loài này có tên trong Nhóm IIA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh của loài nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Nâng cao năng lực thực thi pháp luật trong bảo vệ và phát triển rừng tại các vùng phân bố của loài. Nghiên cứu nhân giống nhằm mục đích bảo tồn và sử dụng tại các VQG, vườn thực vật hay vườn bảo tồn cây thuốc.

Tài liệu tham khảo

Danguy P. (1930). Campanulaceae. Pp. 683-698. In: Lecomte H. & Humbert H. (Eds.). Flore Générale de l’Indo-Chine. Tome 3. Paris.
Hong D.Y. (2015). A Monograph of Codonopsis and Allied Genera (Campanulaceae): 1-256. Science Press, Beijing.
Nguyễn Tiến Bân & Averyanov L.V. (2005). Họ Hoa chuông – Campanulaceae. Trang 339-342. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 3. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Hoàng Hộ (2003). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 3. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 101.
Trần Văn Hải, Trần Thế Bách & Đỗ Văn Hài (2019). Các loài thực vật bị đe dọa tuyệt chủng thuộc ngành Hạt kín (Angiospermae) và giá trị sử dụng của chúng ở VQG Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 1: 13-18.

Dữ liệu bên ngoài