Cnemaspis boulengerii

Thạch sùng bâu-len-giơ

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo). Ghi nhận ở K’Bang (Gia Lai) có thể là do định loại nhầm.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Chưa ghi nhận.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

NT

Tiêu chuẩn đánh giá

B1ab(iii)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này hiện chỉ ghi nhận ở Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) và các đảo lân cận; diện tích phạm vi phân bố (EOO) ước tính < 500 km2, số địa điểm ghi nhận là 7 (đảo Côn Đảo và 6 đảo nhỏ); sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do phát triển cơ sở hạ tầng và các hoạt động du lịch (tiêu chuẩn B1ab(iii)). Tuy nhiên, quần thể khá ổn định, số lượng cá thể gặp tương đối phổ biến, sinh cảnh có phần lớn diện tích nằm trong vũng lõi của VQG Côn Đảo được bảo vệ; vì vậy phân hạng ở bậc NT.

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Loài này gặp khá phổ biến ở Côn Đảo, quần thể khá ổn định.

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Loài này sống trong rừng thường xanh trên núi đất thấp gồm cây gỗ vừa và nhỏ xen cây bụi.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Chưa có thông tin về việc sử dụng và buôn bán loài thằn lằn này. Tuy nhiên do có màu sắc đẹp nên có thể bị săn bắt để nuôi làm cảnh.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt và suy thoái do tác động của chiến tranh và khai thác lâm sản trong quá khứ. Hiện tại, rừng ở Côn Đảo được bảo vệ tương đối tốt, tuy nhiên, có thể bị ảnh hưởng do phát triển cơ sở hạ tầng (làm đường) và phát triển du lịch.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Sinh cảnh của loài một phần nằm trong VQG Côn Đảo nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, kể cả khu vực ở ngoài vùng lõi của VQG Côn Đảo.

Tài liệu tham khảo

Darevsky I.S. (1999). The herpetofauna of some offshore islands of Vietnam, as related to that of the adjacent mainland, pp. 27-42, in H. Ota (Ed.). Tropical Island Herpetofauna. Origin, Current Diversity, and Conservation. Elsevier, Amsterdam.
Grismer L.L. & Ngo V.T. (2007). Four new species of the gekkonid genus Cnemapis Strauch, 1887 (Reptilia: Squamata) from southern Vietnam. Herpetologica, 63(4): 482-500.
Nguyen S.N., Nguyen V.D.H., Le S.H. & Murphy R.W. (2016). A new species of kukri snake (Squamata: Colubridae: Oligodon Fitzinger, 1826) from Con Dao Islands, southern Vietnam. Zootaxa, 4139(2): 261-273.
Nguyen S.N., Nguyen T.Q. & Golynsky E. (2019). Cnemaspis boulengerii. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T104682048A104718321. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2019-2.RLTS.T104682048A104718321.en. Downloaded on 9 May 2021.
Nguyen S.V., Ho C.T. & Nguyen T.Q. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.
Smith M.A. (1920). Reptiles and batrachians collected on Pulo Condore. The Journal of the Natural History Society of Siam, 4(2): 93-99.
Smith M.A. (1935). The fauna of British India, including Ceylon and Burma. Reptilia and Amphibia, Vol. 2-Sauria. Taylor and Francis, London, 440 pp.

Dữ liệu bên ngoài