Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Hà Nội (Sóc Sơn), Hòa Bình, Lào Cai (Sa Pa), Vĩnh Phúc
Độ cao ghi nhận thấp nhất
1.000 m
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Chưa ghi nhận
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2c; B2ab(ii,iii)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này hiện chỉ ghi nhận ở 4 điểm thuộc miền Bắc Việt Nam. Diện tích vùng cư trú bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do tác động của canh tác nông nghiệp, hoạt động du lịch sinh thái, cháy rừng làm mất môi trường sống; kích cỡ quần thể suy giảm ước tính > 50 % trong vòng 30 năm qua. Diện tích của vùng cư trú (AOO) ước tính < 500 km2, sinh cảnh sống tiếp tục bị thu hẹp và suy thoái, cá thể trường thành hiếm gặp (tiêu chuẩn A2c; B2ab(ii,iii)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Gặp nơi sáng, rừng thưa, ven rừng, savan cây bụi, ven đường đi, ở độ cao trên 1.000 m. (Vũ Xuân Phương 2007, Wearn & Leeratiwong 2012).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Mùa hoa tháng 8-11.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Loài đặc hữu của Việt Nam, nguồn gen quý hiếm cần được bảo vệ.
Mối đe dọa
Phát triển khu du lịch và giải trí. Mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp và trang trại nhỏ. Hoạt động du lịch sinh thái.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Hiện một phần khu phân bố nằm trong VQG Hoàng Liên nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ khu vực phân bố. Bảo tồn tài nguyên và sinh cảnh. Tuyên truyền và truyền thông, giám sát xu hướng sinh cảnh.
Tài liệu tham khảo
James A.W & Charan L. (2012). A Reassessment of the Identity and Rarity of Clerodendrum chlorisepalum (Lamiaceae) in Thailand and Vietnam. Thai For. Bull. (Bot.), 40: 121-124.
Vũ Xuân Phương (2005). Callicarpa. Trang 283-287. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 3. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Vũ Xuân Phương (2007). Thực vật chí Việt Nam. Tập 6. Họ Cỏ roi ngựa – Verberaceae Jaume. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 106-107.