Cleidiocarpon laurinum

Đen lá rộng

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Lai Châu (Than Uyên: Mường Kim), Yên Bái

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Myanmar, Thái Lan

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

B1ab(i,iii)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài sẽ nguy cấp do có phạm vi phân bố (EOO) hẹp, chỉ với diện tích ước tính < 20.000 km2. Số lượng điểm bắt gặp chỉ ở 2 địa điểm là Lai Châu và Yên Bái. Nơi cư trú, chất lượng sinh cảnh bị thu hẹp và suy giảm do khai thác gỗ không hợp lý (tiêu chuẩn B1ab(i,iii)).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Cây ưa sáng, ẩm, gặp rải rác trong rừng lá rộng thường xanh (Sách Đỏ Việt Nam 2007).

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Mùa hoa tháng 2-7, quả chín tháng 8-10. Cây non chịu bóng, tái sinh tốt dưới tán rừng có độ tàn che trung bình, khi trưởng thành là cây ưa sáng hoàn toàn.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Gỗ dùng cho xây dựng và đóng đồ gia đình. Lá, vỏ dùng để nhuộm màu đen. Hạt, làm thực phẩm, hay ép lấy dầu trong công nghiệp nhẹ.

Mối đe dọa

Đe dọa do khai thác gỗ.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Loài được xuất bản trong một số tài liệu liên quan bảo tồn thực vật góp phần tuyên truyền việc bảo tồn hợp lý loài này.

Đề xuất

Bảo tồn nguyên vị tại Mường Kim (Lai Châu). Kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm bảo tồn và phát triển kinh tế loài này (lấy dầu trong công nghiệp nhẹ).

Tài liệu tham khảo

Nguyen N.T. (2007). Taxonomy of Euphorbiaceae in Vietnam. VNU Publ. House. Hanoi, Vietnam.
Phạm Hoàng Hộ (2003). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 2. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 266.
Welzen V.P.C. & Chayamarit K. (2005). Flora of Thailand. Vol. 8 (1). The Forest Herbarium, Bangkok, p. 164.

Dữ liệu bên ngoài