Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Phia OắcLào Cai (Hoàng Liên, Văn Bàn), Yên Bái (Mù Căng Chải), Cao Bằng (Phia Oắc), Lạng Sơn (Hữu Liên), Bắc Kạn (Ba Bể), Tuyên Quang (Na Hang), Thái Nguyên (Thần Sa-Phượng Hoàng), Phú Thọ (Xuân Sơn), Hoà Bình (Ngọc Sơn-Ngổ Luông), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hoá (Pù Luông, Xuân Liên), Nghệ An (Pù Mát), Hà Tĩnh (Vũ Quang), Quảng Bình (Phong Nha-Kẻ Bàng), Quảng Trị (Đakrông), ThừaThiên Huế (Phong Điền, KBT Sao La, Bạch Mã), Đà Nẵng (Bà Nà), Quảng Nam (Sông Thanh), Kon Tum (Kon Plông), Gia Lai (Kon Ka Kinh, Kon Cha Răng), Đắk Lắk (Chư Yang Sin), Lâm Đồng (Bidoup - Núi Bà) (Đặng Ngọc Cần và cs. 2008).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Trung Quốc, Lào (Đặng Ngọc Cần và cs. 2008).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này ghi nhận phân bố khá rộng từ miền Bắc vào đến Tây Nguyên, tuy nhiên, rất hiếm gặp. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do mất rừng và khai thác lâm sản. Loài này là đối tượng bị săn bắt quá mức làm thực phẩm và buôn bán; kích cỡ quẩn thể ước tính bị suy giảm > 80% trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Chủ yếu sống trong rừng núi đất, các thung lũng có độ ẩm; thường hoạt động ở mặt đất, đôi khi gặp trên cây cao 2m, leo trèo giỏi. Cầy sống độc thân, hoạt động ban đêm (Đặng Huy Huỳnh và cs. 2008, 2010).
Dạng sinh cảnh phân bố
Chưa có tài liệu về sinh sản của cầy vằn trong thiên nhiên; trong nuôi nhốt Cầy vằn trưởng thành sinh dục vào 1,5 - 2 năm tuổi; động dục vào tháng 1- 2 ; đẻ con tháng 2 - 4; mỗi lứa 2 - 3 con; thời gian chửa 60- 68 ngày; con sơ sinh trên dưới 400g.
Đặc điểm sinh sản
Trong nuôi nhốt, Cầy vằn trưởng thành sinh dục sau 1,5-2 tuổi, động dục vào tháng 1-2, thời gian mang thai 60-68 ngày, đẻ con tháng -4, mỗi lứa 2-3 con, con sơ sinh nặng khoảng 400 g (Đặng Huy Huỳnh và cs. 2008, 2010).
Thức ăn
Thức ăn gồm giun đất, côn trùng, quả cây, chuột, ếch, nhái, chim, trứng chim. (Đặng Huy Huỳnh và cs. 2008, 2010).
Sử dụng và buôn bán
Loài này bị săn bắt để làm thực phẩm và buôn bán làm sinh vật cảnh.
Mối đe dọa
Loài này bị săn bắt làm thực phẩm và buôn bán. Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt và suy thoái do xâm lấn đất rừng tự nhiên để mở rộng sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm sản.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Phụ lục I CITES, Nghị định 64/2019/NĐ-CP và Nhóm IB Nghị định 84/2021/ NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh ở các khu vực phân bố; kiểm soát việc săn bắt và buôn bán trái pháp luật loài này; thực hiện các giải pháp phục hồi quần thể trong tự nhiên và nhân nuôi bảo tồn chuyển chỗ..
Tài liệu tham khảo
Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Lê Xuân Cảnh, Đặng Huy Phương, Darrin Peter Lunde, Shin Ichiro Kawada, Hayashida Akiko & Sasaki Motoki (2008). Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam. Primates Research Institute and Institute of Ecology and Biological Resources, Inuyama and Hanoi, 400 trang.
Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân Cảnh, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Hoàng Minh Khiên & Nguyễn Minh Tâm (2008). Động vật chí Việt Nam, Tập 25: Lớp Thú-Mammalia (Primates, Carnivora, Artiodactyla, Perissodactyla, Rodentia). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 362 trang.
Đặng Huy Huỳnh, Phạm Trọng Ảnh, Lê Xuân Cảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Hoàng Minh Khiên, Đặng Huy Phương (2010). Thú rừng – Mammalia Việt Nam, hình thái và sinh học sinh thái một số loài Tập II. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 264 trang.
Timmins R.J., Coudrat C.N.Z., Duckworth J.W., Gray T.N.E., Robichaud W., Willcox D.H.A., Long B. & Roberton S. (2016). Chrotogale owstoni. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T4806A45196929. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2016-1.RLTS.T4806A45196929.en. Accessed on 02 February 2023.
Dữ liệu bên ngoài
Hình ảnh và thông tin thêm