Chlorogomphus caloptera

Chuồn chuồn cánh đẹp

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Khánh Hòa (KBTTN Hòn Bà), Lâm Đồng (Bảo Lộc) (Karube 2013).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

800

Độ cao ghi nhận cao nhất

1200

Thế giới

Chưa ghi nhận.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

B1ab(iii)+2ab(iii); D2

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này mới chỉ ghi nhận ở 2 địa điểm là KBTTN Hòn Bà (tỉnh Khánh Hòa) và vùng rừng gần thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) (Karube 2013); diện tích phạm vi phân bố EOO < 5.000 km2, phân bố hẹp, số điểm ghi nhận là 2 (tiêu chuẩn B1 ab(iii)); diện tích vùng cư trú AOO < 500 km2, sinh cảnh sống của loài đã và đang bị suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản và phá rừng để trồng cây công nghiệp (tiêu chuẩn B2ab(iii)); số lượng cá thể của mỗi quần thể ghi nhận thực tế ở các địa điểm trên cũng rất ít, chỉ khoảng ≤ 50 cá thể cho mỗi nơi (tiêu chuẩn D2). Loài này cũng bị săn bắt làm tiêu bản trưng bày.

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Karube (2013) mô tả loài này từ 3 mẫu thu được ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà và thêm 2 mẫu cái từ Bảo Lộc. Số lượng cá thể của mỗi quần thể qua quan sát thực tế rất ít, chỉ vào khoảng ≤ 20 cá thể ở mỗi địa điểm.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Suối nước nhỏ, sạch nước chảy quanh năm và có rừng hai bên bờ phát triển rậm rạp ở vùng núi cao, ẩm và lạnh.

Dạng sinh cảnh phân bố

Con trưởng thành sống ở rừng ẩm nhiệt đới vùng núi cao . Ấu trùng sống ở suối có nước quanh năm.

Đặc điểm sinh sản

Thức ăn

Các loại côn trùng nhỏ.

Sử dụng và buôn bán

Do con cái của loài này có cánh có màu sắc đẹp và là loài đặc hữu của Việt Nam nên chúng là đối tượng bị săn bắt và buôn bán để sưu tập, giá trên thị trường quốc tế có thể lên tới $100/mẫu.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do mất rừng, canh tác nông nghiệp và khai thác lâm sản. Quần thể suy giảm do bị săn bắt, buôn bán làm cảnh.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Phân hạng NT của IUCN (Dow et al. 2021).

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống của loài ở khu vực phân bố. Kiểm soát các hoạt động săn bắt và buôn bán mẫu vật của loài này.

Tài liệu tham khảo

Dow R.A., Kompier T. & Phan Q.T. (2021). Chlorogomphus caloptera. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T139344448A167180055. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-3.RLTS.T139344448A167180055.en. Accessed on 30 July 2022.
Karube H. (2013). Survey of the Vietnamese Chlorogomphidae (Odonata), with special reference to grouping. Tombo, Fukui, 55: 13-43.

Dữ liệu bên ngoài