Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Lưu vực sông Đồng Nai và Mê Kông (Đồng bằng sông Cửu Long).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Lưu vực sông Mê Kông (Campuchia, Lào, Thái Lan), đã được du nhập vào Myanmar và Philippines.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acde
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này phân bố ở các tỉnh miền Nam, bị khai thác quá mức làm thực phẩm và buôn bán cá cảnh. Sinh cảnh sống là các thủy vực bị thu hẹp, suy thoái và ô nhiễm nguồn nước. Ước tính quần thể bị suy giảm > 30% trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2acde).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Thường sinh sống trong các vùng nước chảy hay vùng có nhiều cây bụi của các sông lớn và vừa (Rainboth 1996).
Dạng sinh cảnh phân bố
Các vùng đất ngập nước nội địa như: sông, hồ ngập quanh năm hay ngập theo mùa, ao; các vùng đất ngập nước có nhiều cây bụi.
Đặc điểm sinh sản
Quá trình sinh sản diễn ra vào tháng 6, trứng được đẻ dưới các gốc cây hay các vật thể rắn khác trước khi nước lũ dâng lên. Sau khi đẻ trứng, con cái rời đi và con đực có nhiệm vụ canh giữ trứng (Rainboth 1996).
Thức ăn
Thức ăn là các loài cá sống ở tầng mặt, một số loài giáp xác và côn trùng.
Sử dụng và buôn bán
Bị đánh bắt làm thực phẩm và làm cảnh.
Mối đe dọa
Khai thác quá mức làm thực phẩm và làm cảnh. Ngoài ra, sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do ô nhiễm môi trường.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Kiểm soát và hạn chế khai thác; bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động của con người trong vùng phân bố của loài.
Tài liệu tham khảo
Hoàng Đức Huy, Phạm Mạnh Hùng & Trần Trọng Ngân (2022). Nguồn gốc phát sinh và phân bố cá bản địa ở hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai và các lưu vực phụ cận. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 6(1): 1915-1932.
Nguyễn Văn Hảo (2005). Cá nước ngọt Việt Nam, tập II. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 760 trang.
Rainboth W.J. (1996). Fishes of the Cambodian Mekong. Food & Agriculture Organization, 310 pp.
Vidthayanon C. (2012). Chitala ornata. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T181056A1693604. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2012-1.RLTS.T181056A1693604.en. Accessed on 06 September 2022.