Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Miền Trung và Nam Bộ.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-962
Độ cao ghi nhận cao nhất
-20
Thế giới
Vùng biển Tây Thái Bình Dương.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2ad.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Cá chime là sản phẩm phụ trong các nghề đánh bắt thủ công và thương mại. Phân bố của loài này nằm trong vùng chịu áp lực đánh bắt thủy sản lớn. Trên thế giới, quần thể của loài ước tính bị suy giảm > 30% trong 3 thế hệ (56 năm) (Finucci et al. 2020). Ở Việt Nam, Cá chime bị đánh bắt bởi nghề lưới giã cào, số lượng bắt gặp ít, ước tính quần thể giảm tương đương với xu thế trên thế giới, khoảng > 30% trong vòng 40 năm qua (tiêu chuẩn A2ad).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Kích cỡ quần thể: Chưa rõ.Độ phong phú: Hiếm gặp.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sống ở biển trên thềm lục địa và sườn dốc lục địa, ở độ sâu 20-962 m, thường được ghi nhận ở độ sâu dưới 500 m.
Dạng sinh cảnh phân bố
Cá đáy, sống ở biển sâu
Đặc điểm sinh sản
Cá đẻ trứng, trứng được bọc trong lớp vỏ sừng.
Thức ăn
Cá đẻ trứng, trứng được bọc trong lớp vỏ sừng.
Sử dụng và buôn bán
Loài này thường ít được sử dụng để làm thực phẩm, bị vứt bỏ ngoài biển hoặc trong nhóm cá tạp. Đôi khi gặp buôn bán tại chợ địa phương.
Mối đe dọa
Loài này không phải là đối tượng khai thác có chủ đích nhưng thường bị đánh bắt cùng với những loài có giá trị kinh tế khác trong các nghề lưới kéo, lưới rê, câu.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Tuyên truyền ngư dân về việc thả chúng lại biển khi còn sống. Thống kê tình trạng đánh bắt để có dữ liệu về tình trạng khai thác của loài.
Tài liệu tham khảo
Calis E., Jackson E.H., Nolan C.P. & Jeal F. (2005). Preliminary age and growth estimates of the Rabbitfish, Chimaera monstrosa, with implications for future resource management. Journal of Northwest Atlantic Fisheries Science, 35: 21.
Finucci B., Semba Y., Yamaguchi A. & Tanaka S. (2020). Chimaera phantasma. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T60187A68617625. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2020-2.RLTS.T60187A68617625.en. Accessed on 29 February 2022.
Last P.R., White W.T., Caira J.N., Dharmadi, Fahmi, Jensen K., Lim A.P.K., Manjaji-Matsumoto B.M.,. Naylor G.J.P, Pogonoski J.J., Stevens J.D. & Yearsley G.K. (2010). Sharks and Rays of Borneo. CSIRO Marine and Atmospheric Research, Collingwood, 289 pp.
Nguyễn Hữu Phụng & Trần Hoài Lan (1994). Danh mục Cá biển Việt Nam, tập I. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 116 trang.
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp Cá sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 24-25.
Teh L.S., Witter A., Cheung W.W., Sumaila U.R. & Yin X. (2017). What is at stake? Status and threats to South China Sea marine fisheries. Ambio, 46(1): 57-72.
Wang Y. & Yuan W. (2008). Changes of demersal trawl fishery resources in northern South China Sea as revealed by demersal trawling. South China Fisheries Science 2008-02.