Chiloscyllium hasseltii

Cá nhám trúc vằn

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Vùng biển từ Quảng Ninh vào đến Cà Mau, Kiên Giang.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-12

Độ cao ghi nhận cao nhất

0

Thế giới

Vùng biển Đông Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này bị đánh bắt bằng nhiều loại ngư cụ khác nhau để làm thực phẩm. Áp lực khai thác loài cá này ở vùng biển Việt Nam rất lớn. Trong năm 2020, sản lượng khai thác cá biển tương đương 2,8 triệu tấn, tăng hơn 1 triệu tấn so với năm 2010 (Tổng cục Thống kê 2020), trong đó sản lượng cá mập và cá nhám khai thác trong năm 2018 tương đương 25.000 tấn, tăng hơn 6.000 tấn so với năm 2000 (Sea Around Us, 2022). Sinh cảnh sống của loài là các rạn san hô ven bờ cũng bị thu hẹp và suy thoái. Diện tích san hô toàn Biển Đông ước tính suy giảm khoảng 16% (UNEP, 2007). Quần thể của loài ước tính suy giảm > 50% trong 24 năm qua do khai thác quá mức, mất nơi cư trú và ô nhiễm môi trường (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Dựa vào dữ liệu đánh bắt tại Việt Nam được cấu trúc lại cho thấy, cá mập và cá đuối trong vùng đặc quyền kinh tế giảm 97% trong 29 năm, từ 1986 đến 2014. Sản lượng đánh bắt, từ 1.560 tấn vào năm 1950 tăng dần lên khoảng 44.000 tấn mỗi năm vào giữa những năm 1960 và tăng mạnh vào đầu những năm 1980 lên mức đỉnh 466.445 tấn vào năm 1986, sau đó là sự sụt giảm duy trì xuống 14.750 tấn vào năm 2014 (Pauly et al., 2020). Những suy giảm này của cá mập, cá đuối và cá giống có thể suy đoán được sự giảm quần thể hiện tại của chúng. Hoạt động đánh bắt đã bắt đầu tăng lên đáng kể kể từ những năm 1950, đã và đang gia tăng trong thời kỳ sau 1990 dẫn đến sự sụt giảm sản lượng đánh bắt của nhóm này (Pauly et al., 2020). Sản lượng của các loài cá nhám có kích thước lớn hơn hoặc bằng 90cm đã giảm hơn 11 nghìn tấn trong năm 2018 so với 1990 và cá đuối có kích thước lớn hơn hoặc bằng 90cm với sản lượng rất thấp được ghi nhận trong năm 2002 và 2009 chỉ tương ứng với 120 và 10 tấn (Sea Around Us, 2022). Bên cạnh đó, xu thế áp lực khai thác mạnh lên còn được thể hiện thông qua sản lượng khai thác hải sản của Việt Nam gia tăng, với sản lượng khai thác cá biển trong năm 2020 tương đương 2,8 triệu tấn, tăng hơn 1 triệu tấn so với năm 2010 (Tổng cục Thống kê, 2020). Mặt khác, sự phân bố của loài này thường trong dải độ sâu 12m thuộc vùng hoạt động khai thác của nhiều loại tàu thuyền đánh bắt bằng nghề giã cào, lưới rê, câu…. Theo Tổng cục Thủy Sản, đến năm 2020 cả nước có 17.618 tàu giã cào, 31.396 tàu lưới rê và 15.927 tàu làm nghề câu (Tổng cục Thủy sản, 2021). Số lượng cá thể được ước tính có số lượng ít và phân bố rải rác dọc theo vùng ven bờ với các rạn san hô, nơi có độ sâu tối đa 12m. Sự suy giảm sản lượng của loài được ước tính hơn 50%. Chúng vẫn bị tiếp tục đánh bắt cá thể mang thai và cả cá con. Như vậy, với sự phân bố giới hạn vùng ven bờ và thiếu tính liên kết về nơi sống, cùng với đó là thiếu các khu vực ẩn náu từ các hoạt động đánh bắt có thể suy đoán rằng, cá nhám trúc vằn In-đô-nê-xi-a đã giảm số lượng hơn 50% trong ba thế hệ gần đây (24 năm).

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Là loài sống đáy ở biển, tại vùng ven bờ, chủ yếu tại các rạn đá và san hô, nơi có độ sâu đến 12 m (Allen & Erdmann 2012).

Dạng sinh cảnh phân bố

Vùng ven bờ và các rạn đá, san hô, nơi có độ sâu 12m.

Đặc điểm sinh sản

Là loài đẻ trứng, trứng đẻ thành từng đôi; phôi phát triển nhờ hấp thụ noãn hoàng.

Thức ăn

Ăn động vật không xương sống.

Sử dụng và buôn bán

Cá nhám trúc vằn được sử dụng làm thực phẩm, vây cá lấy cước có giá trị cao.

Mối đe dọa

Khai thác thủy sản quá mức làm suy giảm quần thể. Nơi cư trú là các rạn san hô bị thu hẹp và suy thoái về độ phủ và diện tích.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Giảm khai thác thủy sản vùng biển ven bờ, bảo vệ các vùng rạn san hô cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường ven biển. Cần đưa loài này vào danh mục các loài được bảo vệ.

Tài liệu tham khảo

Allen G.R. & Erdmann M.V. (2012). Reef fishes of the East Indies. Perth, Australia: Universitiy of Hawai’i Press, Volumes I-III. Tropical Reef Research.
Chen W.K., Chen P.C., Lue K.M. & Wang S.B. (2007). Age and growth estimates of the whitespotted bamboo shark, Chiloscyllium plagiosum, in the northern waters of Taiwan. Zoological Studies,46: 92-102.
Compagno L.J.V. & Niem V.H. (1998). Hemiscylliidae. Longtail carpetsharks. Pp. 1249-1259. In: Carpenter K.E. & Niem V.H. (eds.). FAO identification guide for fishery purposes. The Living Marine Resources of the Western Central Pacific,. FAO, Romep.
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp Cá sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 23-151.
Pauly D., Zeller D. & Palomares M. L. D. (2020). Sea Around Us: Concepts, Design and Data. Available at: seaaroundus.org. (Accessed in May 2022).
Sea Around Us (2022). View graph of catches by commercial groups by the fleets of Viet Nam. https://www.seaaroundus.org/ (Accessed: Jannuary 2022).
UNEP (2007). National Reports on Coral Reefs in the Coastal Waters of the South China Sea. UNEP/GEF/SCS, Technical Publication, 11, 118 pp.
Vander Wright W.J., Bin Ali A., Derrick D., Dharmadi, Fahmi, Haque A.B., Krajangdara T., Maung A., Seyha L., Vo V.Q. & Yuneni R.R., (2020). Chiloscyllium hasselti. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T161557A124506268. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2020-3.RLTS.T161557A124506268.en.

Dữ liệu bên ngoài