Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Phân bố dọc ven biển Việt Nam từ Quảng Ninh (Hạ Long) vào đến đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Đây là loài di cư nên phân bố ở các Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương (Nguyen et al. 2009).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acde
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Đây là loài có vùng phân bố rộng ở các đại dương lớn trên thế giới, có khả năng di cư xa nhưng số lượng cá thể đã bị suy giảm nghiêm trọng do môi trường sống và bãi đẻ bị xâm hại hoặc ô nhiễm, nuốt phải rác thải nhựa, cá thể non hoặc trưởng thành bị bắt khi mắc vào lưới đánh cá, bị săn bắt làm thực phẩm, mỹ nghệ hoặc đồ trang trí, nuôi làm cảnh; ước tính quần thể trong tự nhiên đã bị suy giảm khoảng hơn 50% trong vòng hơn 20 năm trở lại đây, nhân tố tác động này hiện vẫn tồn tại ảnh hưởng trực tiếp đến quần thể của loài (tiêu chuẩn A2acde). Riêng quần thể Vích ở vùng biển Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Núi Chúa (Ninh Thuận) có thể gia tăng về số lượng do có chương trình bảo tồn rùa biển và các bãi đẻ của chúng. Ghi nhận phân bố của loài này ở Việt Nam hiện biết dọc theo vùng biển từ Vịnh Bắc bộ vào đến Vịnh Thái Lan nhưng hiếm gặp. Do không có số liệu về suy giảm quần thể qua 3 thế hệ nên ước tính mức độ suy giảm quần thể ở vùng biển Việt Nam trong giai đoạn 2000-2020.
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Rất hiếm gặp trong vùng phân bố ngoại trừ quần thể ở Côn Đảo.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Thường sống ở các vùng biển nông, vịnh, vùng ven biển hoặc cửa sông lớn, nhưng khi đẻ trứng thường tìm các bãi cát ven bờ.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Ở Việt Nam, mùa sinh sản từ tháng 6 đến tháng 9 (Phạm Thược, 2001). Chu trình sinh sản của con cái khoảng 2-3 năm. Con cái có thể đẻ vài lần trong một mùa, mỗi lần đẻ khoảng 80-150 trứng (có thể lên tới 238 trứng /lần). Trứng nở sau 45-60 ngày. Con non có chiều mai khoảng 35-60 mm, thường có gờ nổi rõ dọc trên mai (Ernst & Babour 1989).
Thức ăn
Loài này ăn chủ yếu là các loại động vật biển thân mềm, cá, tôm, cua, ốc và mực, đôi khi nuốt cả rong và tảo biển (Ernst & Babour 1989).
Sử dụng và buôn bán
Bị săn bắt làm thực phẩm, nuôi làm cảnh và sử dụng khá phổ biến làm đồ mỹ nghệ cả ở trong và ngoài nước, đặc biệt là các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.
Mối đe dọa
Quần thể của loài này trong tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng do mất sinh cảnh sống, mất bãi đẻ, ô nhiễm nước biển, rùa và trứng bị săn bắt làm thực phẩm, mai làm đồ mỹ nghệ.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Vùng phân bố của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn biển nên được bảo vệ. Loài này có tên trong Nghị định số 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Đề xuất
Tiến hành các biện pháp bảo vệ sinh cảnh và bãi đẻ của rùa ở các khu vực ven biển và đảo, phục hồi quần thể trong tự nhiên. Cần quản lý các hoạt động săn bắt trái phép loài này. Đồng thời tuyên truyền nhằm hạn chế tác động của con người đến sinh cảnh sống, bãi đẻ của loài.
Tài liệu tham khảo
Ernst C.H. & Babour R.W. (1989). Turtles of the World. Smithsonian Institution Press. 313 pp.
Nguyen S.V., Ho C.T. & Nguyen T.Q. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.
Phạm Thược (2001). Tình hình nghiên cứu, bảo tồn và quản lý nguồn lợi rùa biển ở Việt Nam. Báo cáo tại Hội thảo nghiên cứu và bảo tồn nguồn lợi rùa biển Việt Nam: 34 trang.
Seminoff J.A. (Southwest Fisheries Science Center, U.S.) (2004). Chelonia mydas. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T4615A11037468. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2004.RLTS.T4615A11037468.en. Accessed on 09 January 2022.