Phân loại
Tên khoa học
Loài này có 4 phân loài, ở Việt Nam ghi nhận phân loài C. chiron belangeri (Guérin-Méneville, 1834).
Phân bố
Việt nam
Quảng Trị (Đakrông), Thừa Thiên Huế (A Lưới, VQG Bạch Mã), Quảng Nam (Phước Sơn), Kon Tum (VQG Chư Mom Ray), Đăk Nông (Tuy Đức, Đắk Song), Lâm Đồng (Bảo Lộc).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
350
Độ cao ghi nhận cao nhất
1300
Thế giới
Campuchia, Lào, Myanmar, Nepal, Thái Lan.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này ghi nhận ở 6 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên với số lượng cá thể trưởng thành rất ít, thường dưới 5 cá thể trưởng thành trong một đợt khảo sát. Sinh cảnh sống của loài bị tác động do chuyển đổi đất rừng làm đất canh tác nông nghiệp, khai thác lâm sản, phát triển cơ sở hạ tầng. Kích cỡ quần thể của loài bị suy giảm ước tính trên 30% trong vòng 30 năm qua do thu hẹp và suy thoái sinh cảnh sống cũng như bị khai thác, buôn bán làm sinh vật cảnh (tiêu chuẩn A2cd),
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Số lượng và kích thước quần thể nhỏ, độ phong phú thưa, bắt gặp ở một số điểm; mức độ phân tán vừa phải.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Các khu rừng tự nhiên từ Quảng Trị đến Lâm Đồng (Tạ Huy Thịnh & Hoàng Vũ Trụ, 2005, 2008, Tạ Huy Thịnh & cs. 2013).
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Trước năm 2000, loài này bị thu bắt nhiều để buôn bán. Sau năm 2000, tình trạng săn bắt có giảm nhưng quần thể của loài này nhỏ, hiếm gặp.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài bị suy thoái do các hoạt động canh tác nong nghiệp và khai thác lâm sản. Quần thể suy giảm do bị săn bắt và buôn bán để làm cảnh.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Sinh cảnh sống của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh trong vùng phân bố tự nhiên của loài; phục hồi quần thể trong tự nhiên; kiểm soát việc thu bắt và buôn bán loài này.
Tài liệu tham khảo
Mizunuma T. (1999). Giant beetles Euchirinae, Dinastinae. Endless Science Information, Tokyo, 122pp.
Paulian R. (1945). Faune de L’empire Francais.III. Coleopteres Scarabaeides de L’Indochine. Libr. Larose, Paris: 193-194.
Tạ Huy Thịnh & Hoàng Vũ Trụ (2005). Ghi nhận một số loài côn trùng có giá trị bảo tồn ở Việt Nam. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội thảo Quốc gia lần thứ nhất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 455-464.
Tạ Huy Thịnh & Hoàng Vũ Trụ (2008). Phân bố các loài có giá trị bảo tồn ở Trung Bộ và Tây Nguyên. Báo cáo Khoa học Hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ 6. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 308-318.
Tạ Huy Thịnh, Hoàng Vũ Trụ, Trần Thiếu Dư & Đặng Đức Khương (2013). Điều tra đa dạng côn trùng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh qua Trung Bộ và Tây Nguyên. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ năm. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 725-734.