Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Phân bố ở các khu vực nhỏ ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ven Sông Đà và các tỉnh Lai Châu, Sơn La
Độ cao ghi nhận thấp nhất
600 m
Độ cao ghi nhận cao nhất
1.200 m
Thế giới
Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Trung Quốc (Vân Nam)
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
B2ab(iii,v)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này phân bố ở các khu vực nhỏ ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ven Sông Đà và các tỉnh Lai Châu, Sơn La. Diện tích vùng cư trú (AOO) ước tính < 500 km2, các điểm phân bố bị phân mảnh, sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của canh tác nông lâm nghiệp, chặt phát rừng làm nương rẫy và khai thác lâm sản quá mức; số lượng cá thể trưởng thành hiếm gặp (tiêu chuẩn B2ab(iii,v)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Là cây ưa sáng, đất ẩm, sâu và cao từ 600-1.200 m. Nó cũng mọc trong rừng thứ sinh hoặc rừng tái sinh ở các khu vực du canh trước đây. Là loại cây sinh trưởng nhanh, khả năng tái sinh tự nhiên tốt (Hoang Van Sam et al. 2021).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 7-8.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Gỗ được sử dụng cho xây dựng và nội thất. Hạt ăn được rất ngon và có thể được sử dụng để sản xuất dầu chất lượng cao. Vỏ quả được sử dụng để sản xuất than hoạt tính.
Mối đe dọa
Mất sinh cảnh sống do các hoạt động khai thác gỗ và hoạt động chuyển đổi sử dụng đất.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài được xuất bản trong một số tài liệu liên quan bảo tồn thực vật góp phần tuyên truyền việc bảo tồn hợp lý loài này.
Đề xuất
Cần có nghiên cứu bảo tồn loài Mạy châu, đặc biệt về bảo tồn tại chỗ và nghiên cứu nhân giống trồng loài này tại Tây Bắc.
Tài liệu tham khảo
Hoang Van Sam, Dao Thi Duong & Nguyen Truong Son (2021). Diversity of Juglandaceae in Cuc Phuong National Park. Journal of Forestry Science and Technology, 11: 107-113.
Hoang Van Sam, Do Quang Tung, Anna K. Jasińska, François Rion, Phung Thi Tuyen, Duong Thi Bich Ngoc, Do Thanh Tam, Sébastien Bétrisey, Yi-Gang Song, Gregor Kozlowski (2021). Diversity, distribution, and threats of the Juglandaceae in Vietnam. Dendrobiology Journal, 86: 39-55.
Kozlowski G., Bétrisey S., Song Y. (2018). Wingnuts (Pterocarya) and walnut family. Relict trees: linking the past, present and future. Natural History Museum Fribourg, Switzerland, 127 pp.
Pham H.H. (1992). Flore du Cambodge du Laos et du Viêtnam. Fascicule 26. Muséum National dʼHistoire Naturelle, Paris, pp. 7-37.
Phạm Hoàng Hộ (2003). Juglandaceae. Cây cỏ Việt Nam. Quyển 2. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 608-611.
Yi-Gang S., Yann F., Hong-Hu M., Hoang V.S., Adriana C., Steven M., Min D., Anna K. J., Gregor K. (2020). Global biogeographic synthesis and priority conservation regions of the relict tree family Juglandaceae. Journal of Biogeography, 47(3): 643-657.