Carpococcyx renauldi

Phướn đất

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Đông Nam vùng Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

0

Độ cao ghi nhận cao nhất

1500

Thế giới

Campuchia, Lào, Thái Lan.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

C2a(i)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Phướn đất là loài chim định cư hiếm gặp, hiện nay loài chỉ còn ghi nhận tại 5 địa điểm thuộc vùng Đông Bắc và Trung Bộ; kích cỡ quần thể nhỏ và bị suy giảm do sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái, chịu tác động của mất rừng và khai thác lâm sản; loài này đôi khi bị săn bắt làm thực phẩm; kích cỡ quần thể loài ước tính < 2.500 cá thể và số lượng cá thể trưởng thành của mỗi tiểu quần thể < 250 (tiêu chuẩn C2a(i)).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Tổng quần thể loài chưa được đánh giá nhưng được ghi nhận là không phổ biến (del Hoyo et al. 1997).

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh.

Dạng sinh cảnh phân bố

Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh đất thấp , rừng ẩm nhiệt đới trên núi.

Đặc điểm sinh sản

Sinh sản từ tháng 5-8, thường đẻ 2-4 trứng.

Thức ăn

Côn trùng.

Sử dụng và buôn bán

Bị săn bắt làm thức ăn.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do các hoạt động khai thác lâm sản, biến đổi thành đất nông nghiệp.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Sinh cảnh của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Điều tra tổng thể quần thể loài tại Việt Nam; bảo vệ và phục hồi sinh cảnh sống của loài.

Tài liệu tham khảo

BirdLife International (2018). Carpococcyx renauldi. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T22684138A132439644. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T22684138A132439644.en. Accessed on 31 October 2022.
del Hoyo J., Elliott A. & Sargatal J. (1997). Handbook of the Birds of the World, vol. 4: Sandgrouse to Cuckoos. Lynx Edicions, Barcelona, Spain,212-231.
Gray T.N.E., Billingsley A., Crudge B., Frechette J.L., Grosu R., Herranz-Munoz V., Holden J., Keo O., Kong K., MacDonald D., Neang T., Ou, R., Phan C. & Sim S. (2017). Status and conservation signifi cance of ground-dwelling mammals in the Cardamom Rainforest Landscape, southwestern Cambodia. Cambodian Journal of Natural History, 1: 38-48.
Gray T.N.E., Hughes A.C., Laurance W.F., Long B., Lynam A.J., O’Kelly H., Ripple W.J., Seng T., Scotson L. & Wilkinson N.M. (2018). The wildlife snaring crisis: an insidious and pervasive threat to biodiversity in Southeast Asia. Biodiversity and Conservation, 27(4): 1031-1037.
Hoàng Văn Thắng & Nguyễn Cử (2005). Đa dạng sinh học chim Khu bảo tồn thiên nhiên Dakrông. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 99-105.
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Nguyễn Cử, (1998). Kết quả nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, Hà Tĩnh. Tạp chí Lâm nghiệp, 2: 27-29.
Payne R. & de Juana E. (2018). Coral-billed Ground-cuckoo (Carpococcyx renauldi). Barcelona. Available at: https://www.hbw.com/node/54850. (Accessed: 2/06/2021).
Robson C. (2008). A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland, London, 534 pp.

Dữ liệu bên ngoài