Carcharhinus plumbeus

Cá mập mắt trắng vây cao

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Trung Bộ, Đông Nam Bộ và khu vực giữa Biển Đông.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-500

Độ cao ghi nhận cao nhất

0

Thế giới

Vùng biển Đại Tây Dương, Tây Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2bd.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Cá mập cát đã và đang phải chịu áp lực khai thác quá mức trên phạm vi phân bố toàn cầu. Loài này là thành phần sản lượng quan trọng, mục tiêu chính của nghề đánh bắt cá mập công nghiệp, nghề cá thủ công, và nghề cá giải trí. Ở Biển Đông, loài này đã bị khai thác quá mức, trữ lượng ước tính đã giảm > 70% ở các khu vực ven bờ, ngoài khơi và thềm ngoài trong giai đoạn 1960-1990 (Rigby et al. 2021). Ở Việt Nam, kích cỡ quần thể của loài ước tính bị suy giảm > 70% trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2bd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Trên thế giới: Hiện quần thể cá mập cát đang thiếu và không có dữ liệu đánh giá về kích cỡ quần thể cũng như mật độ của nó ở các khu vực biển trên thế giới. Tuy nhiên, dựa vào sản lượng khai thác ở các khu vực biển trên thế giới mà người ta đang ước tính và nghi ngờ, quần thể cá mập cát đã giảm từ 50-79% trong vòng ba thế hệ (60-78 năm) do áp lực khai thác (IUCN, 2021).Ở Việt Nam: quần thể cá mập cát chưa được nghiên cứu, đánh giá, thông tin về sản lượng loài chưa được thống kê đầy đủ. Kết quả mới chỉ ghi nhận loài này có phân bố ở Việt Nam, qua các chuyến điều tra biển và sản lượng lên bến ở một số cảng cá bến cá, tuy nhiên tần suất bắt gặp loài là không thường xuyên và rất hiếm trong những năm gần đây.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Cá mập cát sống ven bờ, ở vùng biển ôn đới và nhiệt đới, được tìm thấy trên các thềm lục địa và ngoài khơi và ở vùng nước sâu lân cận, và các thềm đất dốc đại dương; thường gặp ở cửa vịnh, trong bến cảng, bên trong vịnh cát hoặc bùn cạn và ở cửa sông, nhưng có xu hướng tránh các bãi cát và vùng lướt sóng, rạn san hô và đáy gồ ghề và bề mặt, ở độ sâu đến 280 m.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Cá mập cát đẻ con với nhau thai túi noãn hoàng; mỗi lứa 1-14 con (thường 5-12 con).

Thức ăn

Chủ yếu là các loài cá xương, cá mập nhỏ, chân đầu, tôm, cá đuối và chân bụng. Cá thể chưa trưởng thành ăn động vật giáp xác như cua xanh và tôm bọ ngựa.

Sử dụng và buôn bán

Làm thực phẩm: lấy thịt, làm súp, và chiết xuất lấy dầu cá.

Mối đe dọa

Loài này bị khai thác quá mức bằng nhiều loại nghề cá. Tỉ lệ tử vong tại tàu cá của Cá mập cát khoảng 3-63% đối với lưới kéo, câu vàng nổi và đáy; tỉ lệ tử vong sau khi thả trong thời gian ngắn là 25% (Rigby et al. 2021).

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Đưa vào danh sách loài nghiêm cấm hoặc hạn chế khai thác. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng đánh bắt và sử dụng sản phẩm từ loài này.

Tài liệu tham khảo

Compagno L.J.V. (2001). Sharks of the world. An annotated and illustrated catalogue of shark species known to date. Vol. 2. Bullhead, mackeral and carpet sharks (Heterodontiformes, Lamniformes and Orectolobiformes). FAO species catalogue for fisheries purposes. FAO, Rome, 269 pp.
Rigby C.L., Derrick D., Dicken M., Harry A.V., Pacoureau N. & Simpfendorfer C. (2021). Carcharhinus plumbeus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T3853A2874370. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-2.RLTS.T3853A2874370.en. Accessed on 17 November 2022.

Dữ liệu bên ngoài