Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Miền Trung và Tây Nam Bộ.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-75
Độ cao ghi nhận cao nhất
0
Thế giới
Vùng biển nhiệt đới của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Cá mập vây đen thành thục sinh dục muộn, sức sinh sản thấp và tỉ lệ phục hồi quần đàn chậm. Tại Việt Nam, hoạt động khai thác quá mức đã làm suy giảm nguồn lợi loài cá này, khá hiếm gặp trong các mẻ lưới kéo hay nghề câu cá ngừ đại dương. Sinh cảnh sống của loài như rạn san hô và thảm cỏ biển cũng bị thu hẹp và suy thoái. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 30% trong vòng 40 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Dựa trên dữ liệu của trạm quan sát dưới nước ở 254 rạn san hô của 40 quốc gia, vùng lãnh thổ cho thấy số lượng cá thể của loài này giảm 51,2% trong suốt ba thế hệ (44 năm). Áp lực khai thác gia tăng và sự suy thoái của các hệ sinh thái là những nguyên nhân chính làm suy giảm sự phong phú của loài này. Tại Việt Nam, cá mập vây đen thỉnh thoảng bắt gặp (hiếm gặp) trong các chuyến biển xa bờ của nghề câu vàng và giã cào khơi. Quan sát sự bắt gặp cá mập trong vùng rạn tại Việt Nam rất thấp, cho rằng sự suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi cá mập trong các rạn khảo sát (MacNeil et al., 2020). Ước tính sự suy giảm quần thể khoảng 30 – 49% trong 3 thế hệ (44 năm).
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Loài này thường bắt gặp ở ven biển, vùng nước nông, các rạn san hô, ở độ sâu đến 75 m. Con non thường sống ở các rừng ngập mặn (Chin et al. 2013).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Đẻ con, các túi noãn hoàng kết chung lại với nhau. Mỗi lứa đẻ 2-4 con (Compagno 1984, Lyle 1987, Last & Stevens 2009), chu kỳ sinh sản hai năm một lần (Stevens 1984), kích thước con sơ sinh 30-50 cm (Mourier et al. 2013).
Thức ăn
Ăn cá nhỏ, giáp xác, chân đầu và thân mềm.
Sử dụng và buôn bán
Được sử dụng làm thực phẩm. Loài này còn được nuôi trong các bể cảnh.
Mối đe dọa
Khai thác thủy sản quá mức. Sinh cảnh sống của loài là các rạn san hô, thảm cỏ biển bị thu hẹp diện tích và suy thoái do tác động của con người và ô nhiễm môi trường.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Khai thác thủy sản quá mức. Sinh cảnh sống của loài là các rạn san hô, thảm cỏ biển bị thu hẹp diện tích và suy thoái do tác động của con người và ô nhiễm môi trường.
Đề xuất
Tuyên truyền ngư dân về việc cấm đánh bắt và thả chúng lại biển khi còn sống. Nghiên cứu sinh học, sinh thái và phân bố phục vụ công tác bảo tồn loài.
Tài liệu tham khảo
Chin A., Simpfendorfer C., Tobin A. & Heupel M. (2013). Validated age, growth and reproductive biology of Carcharhinus melanopterus, a widely distributed and exploited reef shark. Marine and Freshwater Research, 64: 965-975.
Compagno L.J.V. (1984). Sharks of the World. An annotated and illustrated catalogue of shark species to date. Part II (Carcharhiniformes). FAO Fisheries Synopsis, FAO, Rome.
Last P.R. & Stevens J.D. (2009). Sharks and rays of Australia. Second Edition. CSIRO Publishing, Collingwood, Australia.
Lyle J.M. (1987). Observations of the biology of Carcharhinus acutus (Whitley), C. melanopterus (Quoy and Gaimard) and C. fitzroyensis (Whitley) from Northern Australia. Australian Journal of Marine and Freshwater Research, 38: 701-710.
Mourier J., Mills S.C. & Planes S. (2013). Population structure, spatial distribution and life-history traits of blacktip reef sharks Carcharhinus melanopterus. Journal of Fish Biology, 82: 979-993.
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp cá Sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 23-151.
SEAFDEC (2017). Report on Regional Sharks Data Collection 2015 to 2016. Results from data collection 2015 to 2016: Results from data collection in sharks project participating countries. SEAFDEC Secretariat. Southeast Asian Fisheries Development Center.
Simpfendorfer C., Yuneni R.R., Tanay D., Seyha L.,. Haque A. B, Bineesh K.K., Dharmadi Bin Ali A., Gautama D.A., Maung A.,. Sianipar A, Utzurrum J.A.T. & Vo V.Q. (2020). Triaenodon obesus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T39384A173436715. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2020-3.RLTS.T39384A173436715.en. Accessed on 28 February 2022.
Stevens J.D. (1984). Life history and ecology of sharks at Aldabra Atoll, Indian Ocean. Proceedings of the Royal Society, London, B, 222: 79-106.
Võ Văn Quang, Võ Sĩ Tuấn, Lê Thị Thu Thảo, Trần Công Thịnh, Nguyễn Phi Uy Vũ & Lê Minh Phương (2013). Thành phần loài và phân bố cá nhám/mập ở vùng biển Quy Nhơn và lân cận. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 13(1): 21-30.
Vũ Việt Hà & Trần Văn Cường (2009). Thành phần loài, phân bố và trữ lượng nguồn lợi cá Nhám ở biển Việt Nam. Tạp chí nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 9: 58-66.