Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Vùng biển Trung Bộ, vùng biển xa bờ Đông Nam Bộ và khu vực giữa Biển Đông.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-230
Độ cao ghi nhận cao nhất
0
Thế giới
Vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A2bd.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Cá mập đầu vây trắng bị khai thác bằng nghề câu vàng cá ngừ, cá mập, câu tay đại dương, nghề lưới rê nổi và lưới rê xù và đôi khi cũng bị bắt bởi lưới kéo đáy. Trong vài thập kỷ qua, quần thể của loài đã bị suy giảm đáng kể trên phạm vi toàn cầu do áp lực đánh bắt quá mức và buôn bán vi cá quốc tế. Quần thể của loài này ở Việt Nam ước tính đã suy giảm > 80% trong khoảng 60 năm qua (tiêu chuẩn A2bd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Trên thế giới: Trong các đánh giá và báo cáo trên toàn thế giới, cá mập đầu vây trắng đã bị suy giảm quần thể đáng kể trong toàn bộ phạm vi toàn cầu do áp lực đánh bắt quá mức. ở Đại Tây Dương sản lượng khai thác cá mập đầu vây trắng dưới 1% tổng sản lượng các loài cá sụn. Một đánh giá khác về cá mập vây đầu trắng trên toàn Thái Bình Dương năm 2012 cho thấy quần thể cá mập vây trắng hiện đang bị đánh bắt quá mức và trữ lượng đã giảm xuống mức dưới sản lượng bền vững tối đa.Ở Việt Nam: Dữ liệu về cá nhám đuôi dài mõm ngắn chưa được thống kê, điều tra đầy đủ về sản lượng, năng suất khai thác, và trữ lượng của loài. Tổng hợp các kết quả điều tra cá nổi lớn của Viện Nghiên cứu Hải sản thì cá mập đầu vây trắng chỉ bắt gặp ở giai đoạn 2000-2005, số cá thể bắt gặp ít (2 mẫu), từ đó đến nay không bắt gặp lại trong các chuyến điều tra và trong sản lượng khai thác của người dân.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Ven biển trên các thềm lục địa, ở các vùng biển mở xa đất liền; đôi khi bắt gặp chúng sống ở vùng nước nông ven bờ 37 m, đặc biệt là các đảo ngoài khơi đại dương hoặc ở các khu vực lục địa, nơi thềm lục địa rất hẹp, thường thấy ở vùng nước có đáy dưới 184 m, từ bề mặt đến sâu ít nhất 152 m.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Đẻ con với nhau thai túi noãn hoàng, mỗi lứa 1-15 con, kích thước con sơ sinh 60-65 cm. Loài cá mập này giao phối và sinh con vào đầu mùa hè ở phía tây Bắc Đại Tây Dương và tây nam Ấn Độ Dương, thời gian mang thai khoảng 1 năm.
Thức ăn
Ăn cá xương.
Sử dụng và buôn bán
Làm thực phẩm, chiết xuất dầu cá, làm bột cá xay. Vây bị buôn bán làm súp.
Mối đe dọa
Cá mập đầu vây trắng bị khai thác quá mức bởi nhiều nghề khai thác.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Có tên trong Phụ lục II CITES.
Đề xuất
Nghiêm cấm mọi họat động khai thác có chủ ý và không chủ ý đối với loài. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng đánh bắt, có văn bản pháp luật quy định về bảo tồn.
Tài liệu tham khảo
Clarke S., Coelho R., Francis M., Kai M., Kohin S., Liu K.M., Simpfendorfer C., Tovar-Avila J., Rigby C. & Smart J. (2015). Report of the Pacific Shark Life History Expert Panel Workshop, 28-30 April 2015. Western and Central Pacific Fisheries Commission.
Joung S.-J., Chen N.-F., Hsu H.-H. & Liu K.-M. (2016). Estimates of life history parameters of the oceanic whitetip shark, Carcharhinus longimanus, in the Western North Pacific Ocean. Marine Biology Research, 12(7): 758-768.
Last P.R. & Stevens J.D. (2009). Sharks and Rays of Australia. Second Edition. CSIRO Publishing, Collingwood.
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp cá Sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 23-151.
Rigby C.L., Barreto R., Carlson J., Fernando D., Fordham S., Francis M.P., Herman K., Jabado R.W., Liu K.M., Marshall A., Pacoureau N., Romanov E., Sherley R.B. & Winker H. (2019). Carcharhinus longimanus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T39374A2911619. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T39374A2911619.en. Accessed on 17 November 2022.