Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Miền Trung.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-500
Độ cao ghi nhận cao nhất
-18
Thế giới
Phân bố ở vùng biển nhiệt đới trên thế giới (Last & Stevens 2009).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2ad.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Cá mập lụa có tuổi thành thục sinh dục muộn, tỉ lệ gia tăng quần thể thấp, là loài di cư, thường xuất hiện ở ven bờ hoặc ngoài khơi các vùng biển nhiệt đới. Cá mập lụa là loài mục tiêu đánh bắt của các nghề câu cá ngừ đại dương. Vây của chúng là sản phẩm được ưa chuộng trong buôn bán. Sản lượng nguồn lợi cá sụn tại Việt Nam suy giảm mạnh trong nhiều năm qua. Hiện nay, loài này khá hiếm gặp. Quần thể của loài ước tính đã suy giảm > 30% trong 45 năm qua (tiêu chuẩn A2ad).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Tại Việt Nam, loài này trước đây khá phổ biến, tuy nhiên hiện nay, số lượng cá thể loài này trong tự nhiên sẽ suy giảm đáng kể. Hoạt động đánh bắt nghề lưới rê và nghề câu vàng đã làm sản lượng các loài cá mập vùng khơi của Việt Nam, làm cho số lượng của cá mập lụa suy giảm theo xu thế chung của cá mập và cá đuối tại Việt Nam.. Theo ước tính qua 3 thế hệ (45 năm), số lượng cá thể của loài đã giảm đi 30-49% trên các vùng biển phân bố trên thế giới.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Thường bắt gặp ở gần rìa các thềm lục địa, ven đảo, các rạn san hô, ở độ sâu đến 200 m và phân bố đến độ sâu 500 m ở vùng biển khơi (Last & Stevens 2009). Con non sống ven bờ, con trưởng thành có sinh sống ở vùng biển xa bờ.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Đẻ con, mỗi lứa 2-18 con, con sơ sinh có kích thước 65-81 cm. Ở Bắc Đại Tây Dương, thường sinh sản vào sau mùa xuân (tháng 5-6). Thời gian mang thai khoảng 12 tháng (Joung et al. 2008, Clarke et al. 2015).
Thức ăn
Ăn cá xương, động vật chân đầu, giáp xác. Thường bơi theo các đàn cá ngừ và săn chúng (Branstetter 1987).
Sử dụng và buôn bán
Chủ yếu được sử dụng làm thực phẩm (thịt, vây), thuộc da (da), dầu cá (gan) (Vannuccini 1999).
Mối đe dọa
Bị đánh bắt trong khai thác thủy sản như nghề lưới vây và nghề câu, thường mắc vào các giàn lưới rê thả trôi (Oliver et al. 2015).
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài cá mập lụa có tên trong Phụ lục II CITES.
Đề xuất
Tuyên truyền ngư dân về việc cấm đánh bắt và thả chúng lại biển khi còn sống. Giám sát tình trạng khai thác loài để có biện pháp bảo tồn phù hợp.
Tài liệu tham khảo
Clarke S., Coelho R., Francis M., Kai M., Kohin S., Liu K.M., Simpfendorfer C., Tovar-Avila J., Rigby C. & Smart J. (2015). Report of the Pacific Shark Life History Expert Panel Workshop, 28-30 April 2015. Western and Central Pacific Fisheries Commission.
Joung S.J., Chen C., Lee H. & Liu K. (2008). Age, growth and reproduction of silky sharks, Carcharhinus falciformis, in northeastern Taiwan waters. Fisheries Research, 90: 78-85.
Last P.R. & Stevens J.D. (2009). Sharks and Rays of Australia. Second Edition. CSIRO Publishing, Collingwood.
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp cá Sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 23-151.
Oliver S., Braccini M., Newman S.J. & Harvey E.S. (2015). Global patterns in the bycatch of sharks and rays. Marine Policy, 54: 86-97.
Vannuccini S. (1999). Shark utilization, marketing and trade. FAO Fisheries Technical Paper. No. 389. FAO, Rome.