Carcharhinus brevipinna

Cá mập con thoi

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-200

Độ cao ghi nhận cao nhất

0

Thế giới

Phân bố ở Đại Tây Dương: Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Ebert et al. 2013).

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2ad.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Cá mập thoi thành thục sinh dục muộn và có sức sinh sản thấp (Geraghty et al. 2016). Trên thế giới, quần thể của loài này suy giảm > 30% trong khoảng ba thế hệ gần đây (60 năm). Tại Việt Nam, Cá mập thoi ít bắt gặp, áp lực khai thác cao và sự suy giảm chung của nguồn lợi cá sụn. Quần thể của loài ước tính bị suy giảm tương đương trên thế giới, khoảng > 30% trong 30 năm qua (tiêu chuẩn A2ad).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Hiện Trạng quần thể tại Việt Nam không rõ. Theo tính toán của các nhà khao học, số lượng cá thể của loài này suy giảm khoảng 30–49% qua ba thế hệ (59 năm) (Carlson & Baremore, 2005; Branstetter, 1987; Allen & Wintner, 2002).

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Thường xuất hiện ở ven bờ vùng biển nhiệt đới và ôn đới ấm, các thềm lục địa và ngoài khơi ở độ sâu 0-200 m (Weigmann 2016).

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Đẻ con, nhiều túi phôi với noãn hoàng chung tử cung. Mỗi lứa đẻ 3-15 con. Chu kỳ sinh sản hai năm một lần, kích thước con non lúc mới sinh là 48-80 cm TL (Last & Stevens 2009, Joung et al. 2005).

Thức ăn

Thường đuổi theo các đàn cá nhỏ, lao lên khỏi mặt nước trong lúc săn mồi. Thức ăn chủ yếu là cá, cá mập nhỏ, mực, bạch tuộc.

Sử dụng và buôn bán

Sử dụng làm thực phẩm: thịt, vây, da và gan. Răng được sử dụng làm đồ mỹ nghệ (White et al. 2006, Ebert et al. 2013).

Mối đe dọa

Loài này bị đánh bắt quá mức để làm thực phẩm.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Đưa vào danh sách các loài cá cần được bảo vệ. Tuyên truyền ngư dân về việc thả chúng lại biển khi còn sống.

Tài liệu tham khảo

Allen B.R. & Wintner S.P. (2002). Age and size of the spinner shark Carcharhinus brevipinna (Müller & Henle, 1839) off the Kwazulu-Natal coast, South Africa. South African Journal of Marine Science, 24(1): 1-8.
Carlson J. K. & Bethea D. M. (2007). Catch and bycatch in the shark gillnet fishery: 2005-2006. NOAA Technical Memorandum NMFS-SEFSC-552.
Chen H.K. (ed.) (1996). Shark fisheries and the trade in sharks and shark products in Southeast Asia. TRAFFIC Southeast Asia Report, Petaling Jaya, Selangor, Malaysia.
Dharmadi D., Mahiswara M. & Kasim K. (2017). Catch composition and some biological aspects of sharks in western Sumatera waters of Indonesia. Indonesian Fisheries Research Journal, 22(2): 99-108.
Ebert D.A., Fowler S. & Compagno L. (2013). Sharks of the World. A Fully Illustrated Guide. Wild Nature Press, Plymouth, United Kingdom.
Geraghty P.T., Macbeth W.G. & Williamson J.E. (2016). Aspects of the reproductive biology of dusky, spinner and sandbar sharks (Family Carcharhinidae) from the Tasman Sea. Marine and Freshwater Research, 67(4): 513-525.
Joung Liao S.J., Liu Y.Y., Chen K.M & Leu C.T. (2005). Age, Growth, and Reproduction of the Spinner Shark, Carcharhinus brevipinna, in the Northeastern Waters of Taiwan. Zoological Studies, 44(1): 102-110.
Last P.R. & Stevens J.D. (2009). Sharks and Rays of Australia. Second Edition. CSIRO Publishing, Collingwood.
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp cá Sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 23-151.
Weigmann S. (2016). Annotated checklist of the living sharks, batoids and chimaeras (Chondrichthyes) of the world, with a focus on biogeographical diversity. Journal of Fish Biology, 88(3): 837-1037.

Dữ liệu bên ngoài