Carcharhinus amblyrhynchos

Cá mập mã lai

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Toàn vùng biển Việt Nam.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-280

Độ cao ghi nhận cao nhất

-1

Thế giới

Vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2bcd.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Cá mập mã lai đã và đang chịu áp lực khai quá mức, nguồn lợi của loài cá này trên thế giới ước tính suy giảm > 50% trong 40 năm qua. Tại Việt Nam, sinh cảnh sống của loài này là các rạn san hô và vùng lân cận bị suy thoái. Loài cá này phân bố trong dải độ sâu thuộc vùng hoạt động khai thác của nhiều loại nghề khai thác nên thường xuyên bị đánh bắt. Loài này là đối tượng có giá trị kinh tế, bị đánh bắt có chủ đích trong các nghề lưới kéo, lưới rê tầng đáy và câu vàng, hiện rất hiếm gặp. Quần thể ước tính bị suy giảm khoảng 60-70% trong vòng 40 năm qua (tiêu chuẩn A2bcd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Số lượng cá thể được ước tính suy giảm ở vùng Biển Đông. Theo ghi nhận tại các quốc gia lân cận vùng Biển Đông như Đài Loan, Philippine, Malaysia, cũng đã bị suy giảm từ 40 -80% (Simpfendorfer et al., 2020). Tại Việt Nam, sự bắt gặp cá mập trong vùng rạn tại Việt Nam rất thấp, đánh giá cho rằng sự suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi cá mập trong các rạn khảo sát (MacNeil et al., 2020). Dựa trên các đánh giá về sự suy giảm của nguồn lợi cá sụn, ước tính của loài Cá mập mãlai ở Việt Nam suy giảm quần thể ít nhất khoảng 60 - 75% và cùng với vùng phân bố giới hạn của loài này ở vùng độ sâu 1 - 280m trong vùng các rạn san hô (Simpfendorfer et al., 2020). Áp lực khai thác vùng Biển Đông là rất cao với sản lượng và cơ cấu nghề khai thác của các quốc gia trong khu vực, nguồn lợi cá sụn nói chung suy giảm; sản lượng của các loài cá nhám có kích thước lớn hơn hoặc bằng 90cm đã giảm hơn 11 nghìn tấn trong năm 2018 so với 1990 (Sea Around Us, 2022).. Sự suy thoái và mất nơi sống là các rạn san hô và áp lực từ hoạt động khai thác vùng biển ven bờ đối với loài cá này ở Việt Nam góp phần vào suy giảm quần thể loài. Theo ước tính của UNEP, diện tích san hô toàn Biển Đông năm 2007 mất đi 16% so với hơn 10 năm trước (UNEP, 2007). Thông tin về cá mập Mã-lai cho thấy, chỉ được ghi nhận trong các tài liệu (Nguyễn Hữu Phụng và Trần Hoài Lan, 1994; Nguyễn Khắc Hường, 2001). Loài này không được ghi nhận trong các công bố trong 10 năm gần đây (Võ Văn Quang et al., 2013; Vũ Việt Hà và Trần Văn Cường, 2009). Quan sát tại các cảng cá cho thấy Cá mập mãlai được đánh bắt với số lượng cập cảng khá hiếm, không có cá thể nào bắt gặp trong giai đoạn 2018 - 2020. Chỉ có 5 cá thể cá mập Mã-lai được bắt gặp, với kích thước con non từ 90 - 100cm tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong năm 2015-2016 (SEAFDEC, 2017).. Khai thác quá mức và áp lực từ hoạt động đánh bắt với các loại ngư cụ chính giã cào, lưới rê và câu tầng đáy với số lượng tàu khá lớn hoạt động trên vùng biển Việt Nam. Dựa trên kết quả ước tính của Simpfendorfer et al. (2020) và số lượng hiếm gặp của loài này, từ đó suy đoán rằng cá mập Mã-lai đã giảm số lượng khoảng 60 - 75 % trong 3 thế hệ (43,5 năm).

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Sống trong vùng rạn, ở độ sâu tối đa 280 m (Last & Stevens 2009), có thể lên trên tầng mặt (Compagno 1984).

Dạng sinh cảnh phân bố

Ở biển

Đặc điểm sinh sản

Loài này đẻ con, thời gian mang thai 9-12 tháng, mỗi lứa sinh 1-6 con, con sơ sinh có kích thước 48-49 cm (Compagno 1984, Last & Stevens 2009, Wetherbee et al. 1997, Smart et al. 2016).

Thức ăn

Ăn cá rạn, mực, bạch tuộc, tôm hùm, tôm.

Sử dụng và buôn bán

Loài này có giá trị thương mại cao, sử dụng làm thực phẩm như thịt, vây, da và gan. Du lịch sinh thái lặn ngắm cá mập trong các rạn san hô.

Mối đe dọa

Loài này bị khai thác quá mức để sử dụng và buôn bán. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái, đặc biệt là các rạn san hô.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Không

Đề xuất

Tuyên truyền ngư dân về việc thả chúng lại biển khi còn sống. Thống kê tình trạng đánh bắt, buôn bán loài này ở trong nước, để có dữ liệu chính xác về tình trạng loài. Đưa Cá mập mã lai vào danh mục cấm khai thác và buôn bán.

Tài liệu tham khảo

Bonfil R. & Abdallah M. (2003). Field identification guide to the sharks and rays of the Red Sea and Gulf of Aden. FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. FAO. Rome. 71pp. + 12 colour plates.
Compagno L.J.V. (1984). FAO Species Catalogue. Vol. 4. Sharks of the world. An annotated and illustrated catalogue of shark species known to date. Part 1 – Hexanchiformes to Lamniformes. Rome, FAO Fisheries Synopses 125(4/1): 1-249.
MacNeil M.A., Chapman D.D. & Heupel M. (comps and eds). (2020). Global status and conservation potential of reef sharks. Nature, 583(7818): 801-806.
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp cá Sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 23-151.
Sea Around Us (2022). Catches by Functional groups in the waters of Viet Nam. https://www.seaaroundus.org/ (Accessed: February 2022).
Simpfendorfer C., Fahmi Bin Ali A., Utzurrum J.A.T., Seyha L., Maung A., Bineesh K. K., Yuneni R.R., Sianipar A., Haque A.B., Tanay D., Gautama D.A & Vo V.Q. (2020). Carcharhinus amblyrhynchos. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T39365A173433550. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2020-3.RLTS.T39365A173433550.en.
Smart J. J., Chin A., Tobin A.J. & Simpfendorfer C.A. (2016). Multimodel approaches in shark and ray growth studies: strengths, weaknesses, and the future. Fish and Fisheries, 171(4): 955-597.
UNEP (2007). National Reports on Coral Reefs in the Coastal Waters of the South China Sea. UNEP/GEF/SCS Technical Publication No. 11, 118 pp.
Võ Văn Quang, Võ Sĩ Tuấn, Lê Thị Thu Thảo, Trần Công Thịnh, Nguyễn Phi Uy Vũ & Lê Minh Phương (2013). Thành phần loài và phân bố cá nhám/mập ở vùng biển Quy Nhơn và lân cận. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 13(1): 21-30.
Vũ Việt Hà & Trần Văn Cường (2009). Thành phần loài, phân bố và trữ lượng nguồn lợi cá Nhám ở biển Việt Nam. Tạp chí nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 9: 58-66.

Dữ liệu bên ngoài