Carcharhinus amblyrhynchoides

Cá mập sọc trắng

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Vịnh Bắc Bộ đến vùng biển Tây Nam Bộ.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-75

Độ cao ghi nhận cao nhất

0

Thế giới

Vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2acd.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Cá mập sọc trắng sống ở vùng biển ven bờ. Loài này không phải là mục tiêu khai thác chính mà được coi là sản phẩm phụ trong nghề câu vàng và lưới kéo. Quần thể của loài trên thế giới ước tính bị suy giảm > 30% trong 3 thế hệ (33 năm) do tình trạng khai thác thủy sản quá mức. Ở Việt Nam, loài này phân bố rải rác ở các vùng biển từ vịnh Bắc Bộ đến Tây Nam Bộ, quần thể ước tính bị suy giảm > 30% trong 33 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Tại Việt Nam, xác định được một quần thể cá mập sọc trắng tại vùng biển Quy Nhơn, kích thước bắt gặp từ cá con đến cá bố mẹ trưởng thành, có kích thước từ 576 -1920 mm. Sự suy giảm được ghi nhận qua điều tra cộng đồng về số lượng cá đánh bắt suy giảm tại vùng biển Miền Trung (Võ Văn Quang và cs., 2012). Mặt khác loài này được ghi nhận phân bố rải rác ở các vùng biển, do đó chúng gặp rủi ro cao của sự tuyệt chủng. Sự suy giảm chung ở vùng biển Việt Nam được ước đoán từ 30 – 49%.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Cá mập sọc trắng sống ở vùng biển ven bờ, có thể sống ở tầng trên hoặc lặn xuống tầng đáy trên các thềm lục địa đến độ sâu 50 m.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Đẻ con, mỗi lứa đẻ từ 2-8 con, chu kỳ sinh sản hàng năm, mang thai 9-10 tháng và kích thước con sơ sinh là 52-55 cm.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Loài này thường được sử dụng để lấy thịt, vây làm thực phẩm và gan làm dược liệu.

Mối đe dọa

Cá mập sọc trắng là sản phẩm phụ trong các nghề đánh bắt cá.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Có tên trong Nhóm I, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Đề xuất

Tuyên truyền ngư dân về việc cấm đánh bắt cá mập sọc trắng và thả chúng lại biển khi còn sống. Giảm khai thác thủy sản vùng biển ven bờ. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng đánh bắt, buôn bán trái pháp luật loài này.

Tài liệu tham khảo

Anticamara J.A., Watson R., Gelchu A. & Pauly D. (2011). Global fishing effort (1950-2010): Trends, gaps, and implications. Fisheries Research, 107(2011): 131-136.
Dulvy N.K., Fowler S.L., Musick J.A., Cavanagh R.D., Kyne P.M., Harrison L.R., Carlson J.K., Davidson L.N.K., Fordham S.V., Francis M.P., Pollock C.M., Simpfendorfer C.A., Burgess G.H., Carpenter K.E., Compagno L.J.V., Ebert D. A., Gibson C., Heupel M.R., Livingstone S.R., Sanciangco J.C., Stevens J.D., Valenti S. & White W.T. (2014). Extinction risk and conservation of the world’s sharks and rays. eLife 3: e00590.
Ebert D.A., Fowler S. & Compagno L. (2013). Sharks of the World. A Fully Illustrated Guide. Wild Nature Press, Plymouth, United Kingdom.
Fowler S.L., Cavanagh R.D., Camhi M., Burgess G.H., Cailliet G.M., Fordham S.V., Simpfendorfer C.A. & Musick J.A. (comps and eds) (2005). Sharks, Rays and Chimaeras: The Status of the Chondrichthyan Fishes. Status Survey. pp. x + 461. IUCN/SSC Shark Specialist Group, IUCN, Gland, Switzerland and Cambridge, UK.
Harry A.V., Tobin A.J. & Simpfendorfer C.A. (2013). Age, growth and reproductive biology of the spot-tail shark, Carcharhinus sorrah, and the Australian blacktip shark, C. tilstoni, from the Great Barrier Reef World Heritage Area, north-eastern Australia. Marine and Freshwater Research 64: 277-293.
Last P.R. & Stevens J.D. (2009). Sharks and Rays of Australia. Second Edition. CSIRO Publishing, Collingwood, Australia.
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp cá Sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 118-119.
Simpfendorfer C., Bin Ali A., Bineesh K.K., Derrick D., Dharmadi, Fahmi, Fernando D., Haque A.B., Krajangdara T., Maung A., Seyha L., Tanay D., Utzurrum J.A.T., Vo V.Q. & Yuneni R.R. (2021). Carcharhinus amblyrhynchoides. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T40797A68611625. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-2.RLTS.T40797A68611625.en. Accessed on 14 July 2023.
Stevens J.D. & McLoughlin K.J. (1991). Distribution, size and sex composition, reproductive biology and diet of sharks from northern Australia. Australian Journal of Marine and Freshwater Research, 42: 151-199.
Võ Văn Quang, Võ Sĩ Tuấn, Lê Thị Thu Thảo, Trần Công Thịnh, Nguyễn Phi Uy Vũ & Lê Minh Phương (2013). Thành phần loài và phân bố cá nhám/mập ở vùng biển Quy Nhơn và lân cận. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 13(1): 21-30.

Dữ liệu bên ngoài