Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Bắc Giang, Bắc Kạn, Đắk Lắk, Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Khánh Hòa, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Lâm Đồng, Ninh Bình, Ninh Thuận, Nghệ An, Phú Thọ, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sơn La, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
500 m
Thế giới
Campuchia, Lào, Trung Quốc
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài có vùng phân bố rộng, từ các tỉnh miền núi phía Bắc đến các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Tuy nhiên, kích thước quần thể liên tục bị suy giảm ước tính > 30 % trong khoảng 3 thế hệ gần đây do nơi cư trú, phạm vi phân bố bị suy giảm bởi nạn chặt phá rừng, phát nương làm rẫy, khai thác quả và gỗ trái phép (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Mọc rải rác trong rừng mùa rụng lá, rừng thứ sinh, ở độ cao dưới 500 m.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Ra hoa vào tháng 5-6, có quả vào tháng 8-10.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Gỗ dùng xẻ ván, làm nhà và đóng đồ. Nhựa dùng làm nhang (khi xưa còn dùng làm nến thắp sáng). Quả ăn ngon. Quả tươi giã lấy nước uống giải độc do ăn phải cá nóc hoặc cá thối, chữa hóc xương cá. Quả khô tán bột, rắc chữa trị nứt nẻ da, lở miệng và trị sâu.
Mối đe dọa
Số lượng và kích thước quần thể liên tục bị suy giảm bởi nạn chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy, khai thác quả, nhựa và lấy gỗ.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Quản lý chặt chẽ việc chặt phá rừng, khai thác gỗ, khai thác quả và các bộ phận khác của cây. Tiến hành ươm giống, ươm trồng để bảo tồn.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Tiến Bân (2003). Họ Trám – Burseraceae. Trang 954-957. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Gullaumin A. (1911). Burséracées. Pp. 707-722. In: Lecomte H. (Ed.). Flore Générale de l’Indo-Chine. Tome 1. Paris.
Phạm Hoàng Hộ (2003). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 2. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 362.
Peng H. & Mats T. (2008). Burseraceae. Pp. 106-110. In: Wu Z.Y., Raven P.H. & Hong D.Y. (Eds.). Flora of China. Vol. 11. Science Press, Beijing, and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis.