Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Đông Bắc và Nam Bộ.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
0
Độ cao ghi nhận cao nhất
1600
Thế giới
Nga, Trung Quốc bao gồm cả Đài Loan, Ấn Độ, Bangladesh, Ả Rập Xê Út, Nepal, Oman, Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Singapore, Malaysia, Indonesia, Phillipines, Úc Châu, Đức, Na Uy, Đan Mạch, Hoa Kỳ.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(iii)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Rẽ lớn ngực đốm là loài chim di cư tương đối hiếm gặp, ghi nhận phổ biến hơn tại miền Nam. Những năm gần đây ghi nhận quần thể di cư tương đối lớn tại Cần Giờ (Thành Phố Hồ Chí Minh) và Gò Công (tỉnh Tiền Giang), ước tính 2000-3000 cá thể/năm. Số địa điểm ghi nhận <10; diện tích phạm vi phân bố (EOO) ước tính <20.000 km2, sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do các hoạt động khai thác nuôi trồng thuỷ sản (tiêu chuẩn B1ab(iii)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Tổ chức Đất ngập nước Quốc Tế đánh giá hiện trạng quần thể của loài vào khoảng 380,000 cá thể vào năm 2006 (Wetlands International 2006). Tuy nhiên, (D. Rogers in litt. 2009) xác định quần thể khoảng 90,000 cá thể tại Hàn Quốc được xác định là các cá thể ngoài mùa sinh sản. Chính vì vậy quần thể toàn cầu mới của loài nằm trong khoảng 292,000-295,000 cá thể vào năm 2007 (Wetlands International 2015).
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Các bãi bùn, cát ven biển, thỉnh thoảng ghi nhận tại các ao nuôi trồng thủy sản ven biển
Dạng sinh cảnh phân bố
Vùng bãi triều.
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Chưa ghi nhận.
Mối đe dọa
Mất, suy thoái sinh cảnh sống, quấy nhiễu do các hoạt động của con người, bẫy lưới.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Rẽ lớn ngực đốm có tên trong Phụ lục I Công ước các loài Di cư (CMS)
Đề xuất
Giám sát quần thể loài tại Việt Nam; bảo vệ và phục hồi sinh cảnh sống trong vùng phân bố tự nhiên của loài; kiểm soát các hoạt động săn bắt và buôn bán trái pháp luật loài này.
Tài liệu tham khảo
Amano T., Szekely T., Koyama K., Amano H. & Sutherland W.J. (2010). A framework for monitoring the status of populations: an example from wader populations in the East Asian-Australasian flyway. Biological Conservation, 143: 2238-2247.
BirdLife International (2019). Calidris tenuirostris (amended version of 2016 assessment). The IUCN Red List of Threatened Species: e.T22693359A155482913. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T22693359A155482913.en. Accessed on 31 October 2022.
Brazil M. (2009). Birds of East Asia: eastern China, Taiwan, Korea, Japan, eastern Russia. Christopher Helm, London, Pp.117-124.
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Robson C. (2008). A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland, London, 534 pp.
Rogers D.I., Piersma T. & Hassell C.J. (2006). Roost availability may constrain shorebird distribution: Exploring the energetic costs of roosting and disturbance around a tropical bay. Biological Conservation, 133(2): 225-235.
Yang, H.Y., Chen, B., Barter, M., Piersma, T., Zhou, C-F., Li, F-S. & Zhang, Z-W. (2011). Impacts of tidal land reclamation in Bohai Bay, China: ongoing losses of critical Yellow Sea waterbird staging and wintering sites. Bird Conservation International, 21: 241-259.
Dữ liệu bên ngoài
Hình ảnh và thông tin thêm