Burretiodendron tonkinense

Nghiến

Ổn định


Phân loại

Ghi chú

Phân bố

Việt nam

Bắc Kạn (Chợ Đồn, Ba Bể, Bạch Thông), Bắc Giang, Cao Bằng (Quảng Hoà, Trùng Khánh, Hạ Lang, Thạch An), Hà Giang (Vị Xuyên, Bắc Mê, Yên Minh), Hoà Bình (Mai Châu, Pà Cò), Lạng Sơn (Hữu Liên, Bắc Sơn, Đồng Mỏ), Quảng Ninh, Sơn La (Thuận Châu, Sông Mã, Mộc Châu), Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang (Chiêm Hoá, Na Hang, Hàm Yên)

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Trung Quốc

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này ghi nhận phân bố rộng ở vùng núi đá vôi phía Bắc vào đến Thanh Hoá; sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do ảnh hưởng của các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và canh tác nông nghiệp; loài này bị khai thác quá mức để lấy gỗ; kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 50 % trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Mọc trong rừng thường xanh mưa mùa ẩm, thích hợp ở các vùng núi đá vôi. Cây con cần sinh trưởng dưới tán rừng, dưới bóng. Cây sinh trưởng chậm, rễ phát triển mạnh (Trần Hợp & Nguyễn Bội Quỳnh 1993).

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Mùa hoa vào tháng 3-5, mùa quả vào tháng 6-10.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Gỗ tốt, rất cứng và nặng, không nứt, không vênh, không mối mọt, dễ bào trơn và đánh bóng, dùng trong xây dựng, đóng thuyền, làm bánh xe, làm thớt, làm bệ máy và để xây dựng, để đặt các tượng mỹ nghệ cao cấp. Vỏ cho tannin, sắc uống chữa tiêu chảy, kiết lị.

Mối đe dọa

Loài này bị khai thác quá mức để lấy gỗ. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do ảnh hưởng của các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và canh tác nông nghiệp.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Loài này có tên trong Nhóm IIA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ quần thể và sinh cảnh của loài trong tự nhiên. Có thể trồng nhân tạo để bảo tồn và tạo nguồn sản phẩm cung ứng cho thị trường, giảm áp lực khai thác từ tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

Ban N.T. (1998). Burretiodendron tonkinense. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T35912A9965801. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.1998.RLTS.T35912A9965801.en. Accessed on 11 April 2023.
Nguyễn Tiến Bân (2003). Họ Đay – Tiliaceae. Trang 525-535. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam, Quyển 1. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 479, hình 1924.
Trần Hợp & Nguyễn Bội Quỳnh (1993). Cây gỗ kinh tế. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 751, hình 751.

Dữ liệu bên ngoài