Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Bắc Kạn (Chợ Đồn), Cao Bằng (Thang Hen, Trùng Khánh), Hà Nam (Võ Xá), Nghệ An (Tương Dương), Ninh Bình (Cúc Phương), Quảng Ninh (Hạ Long), Tuyên Quang (Na Hang)
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Trung Quốc
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
B2ab(ii,iii)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này ghi nhận phân bố rải rác ở các tỉnh từ Tuyên Quang vào đến Nghệ An, hiện nay không con ghi nhận ở Võ Xá (Hà Nam). Diện tích vùng cư trú (AOO) ước tính < 500 km2; sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do khai thác lâm sản, xây dựng cơ sở hạ tầng và tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp (tiêu chuẩn B2ab(ii,iii)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sinh cảnh sống là rừng ẩm nhiệt đới trên núi. Mọc rải rác nơi ẩm, thung lũng, núi đá vôi.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Mùa hoa tháng 4-5, quả chín tháng 7-10. Tái sinh bằng hạt.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Chưa ghi nhận.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do khai thác lâm sản, xây dựng cơ sở hạ tầng và tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ quần thể và sinh cảnh của loài trong tự nhiên. Có thể trồng nhân tạo để bảo tồn.
Tài liệu tham khảo
Hà Minh Tâm (2017). Thực vật chí Việt Nam. Tập 12. Họ Bồ hòn – Sapindaceae. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 358 trang.
Trần Kim Liên, Hà Minh Tâm (2003). Họ Bồ hòn – Sapindaceae. Trang 1013-1027. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Hoàng Hộ (2003). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 2. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 408.