Berberis napaulensis

Mã hồ

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Lào Cai (Sa Pa), Lâm Đồng (Lạc Dương, Đà Lạt)

Độ cao ghi nhận thấp nhất

1.400 m

Độ cao ghi nhận cao nhất

1.800 m

Thế giới

Nepal, Trung Quốc

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này phân bố rải rác ở một số địa điểm thuộc 2 tỉnh Lào Cai và Lâm Đồng. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do ảnh hưởng của các hoạt động du lịch. Quần thể nhỏ, loài này bị khai thác và buôn bán làm thuốc, thường bị nhầm lẫn với “cây mật gấu”. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm khoảng 50-70 % trong vòng 20 qua (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Rừng thường xanh ẩm, độ cao 1.400-1.800 m. Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng khi còn nhỏ.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt và từ phần gốc và thân còn lại sau khi bị chặt, có khả năng mọc cây chồi. Mùa hoa, quả vào tháng 5-10.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Rễ, thân và cành lớn dùng làm thuốc chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và kiết lỵ.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do ảnh hưởng của các hoạt động du lịch. Loài này bị khai thác và buôn bán làm thuốc.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Loài này có tên trong Nhóm IIA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ. Đã có chương trình nuôi trồng bảo tồn thử nghiệm tại Lào Cai và Lâm Đồng.

Đề xuất

Bảo vệ quần thể và sinh cảnh của loài trong tự nhiên. Kiểm soát việc khai thác loài này từ tự nhiên để làm dược liệu và buôn bán. Tiến hành ươm trồng để bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu, giảm áp lực khai thác từ tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập & Trần Toàn (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập II. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 956-958.
Gagnepain F. (1908). Berberis annamica Gagnep., Berberidaceae. Bulletin de la Société Botanique de France, p. 84.
Gagnepain F. (1919). Berberidaceae. Pp. 157-158. In: Lecomte H. (Ed.). Flore Générale de l’Indo-Chine. Tom I. Paris.
Nguyễn Hữu Hiến (2003). Berberidaceae. Trang 161-163. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 1. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 326.
Nguyễn Tập (2007). Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam. Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Hà Nội, trang 129-130.
Nguyễn Tập (2019). Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2019. Tạp chí Dược liệu, 6(24): 319-328.
Yin J.S., Dvid E.B. & Anthony R.B. (2011). Mahonia. Pp. 715-771. In: Wu Z.Y., Raven P.H. & Hong D.Y. (Eds.). Flora of China. Vol. 19. Science Press, Beijing, and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis.

Dữ liệu bên ngoài