Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Hà Nội (Ba Vì), Lào Cai (Sa Pa), Vĩnh Phúc (Tam Đảo)
Độ cao ghi nhận thấp nhất
1.000 m
Độ cao ghi nhận cao nhất
1.600 m
Thế giới
Chưa ghi nhận
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd; B1ab(i,iii)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này hiện chỉ ghi nhận ở thành phố Hà Nội, các tỉnh Lào Cai và Vĩnh Phúc. Sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp, phát triển du lịch và cháy rừng. Loài này bị thu hái làm thuốc. Kích cỡ quần thể ước tính suy giảm > 30 % trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2cd). Số điểm ghi nhận phân bố là 3, bị phân mảnh nghiêm trọng, diện tích phạm vi phân bố (EOO) ước tính < 20.000 km2, sinh cảnh sống tiếp tục bị thu hẹp và suy thoái (tiêu chuẩn B1ab(i,iii)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Tế tân Petelot là cây ưa ẩm, ưa bóng; thường mọc thành đám nhỏ gồm vài cá thể trên đất nhiều mùn, dưới tán các cây gỗ và cây bụi ở ven rừng kín thường xanh, ẩm, hai bên đường mòn trong rừng, hoặc gần bờ suối, ở độ cao 1.000-1.600 m (Nguyễn Tiến Bân 2003, Nguyễn Anh Tuấn 2015).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Cây ra hoa vào tháng 3-4, có quả tháng 5-6.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Hoa được dùng làm thuốc bổ. Rễ (hoặc cả cây) dùng làm thuốc chữa ho, viêm họng, sâu răng, hôi miệng. Cả cây dùng chữa khó tiêu.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp, phát triển du lịch và cháy rừng. Loài này bị thu hái làm thuốc.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Nhóm IIA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Một phần vùng phân bố của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài và phục hồi quần thể trong tự nhiên. Tiến hành nhân giống, ươm trồng để bảo tồn và làm dược liệu, giảm thiểu áp lực khai thác từ tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Tiến Bân (2003). Họ Mộc hương – Aristolochiaceae. Trang 123-126. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Anh Tuấn (2015). Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các loài quý hiếm trong chi Tế tân Asarum L. ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Sinh học. Học viện Khoa học và Công nghệ, 114 trang.