Arborophila davidi

Gà so cổ hung

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Nam Bộ (Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

120

Độ cao ghi nhận cao nhất

600

Thế giới

Campuchia.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

 

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

B1ab(iii)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này hiện ghi nhận tại các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước của Việt Nam và một phần biên giới giáp với tỉnh Mondukiri của Campuchia; số địa điểm ghi nhận là 3; diện tích phạm vi phân bố (EOO) ước tính < 5.000 km2, bị phân mảnh; diện tích vùng phân bố bị thu hẹp, chất lượng sinh cảnh bị suy thoái do mất rừng và các hoạt động canh tác nông nghiệp; loài này cũng bị săn bắt làm thực phẩm (tiêu chuẩn B1ab(iii)).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Danh lục đỏ IUCN 2021 đánh giá Gà so cổ hung hiện tồn tại khoảng 10,000 cá thể tương đương với 6,667 cá thể trưởng thành, chính vì vậy loài này hiện được ước lượng vào khoảng từ 2,500 đến 9,999 cá thể trưởng thành. Quần thể chính được phân bố tại khu vực phía Nam Việt Nam (IUCN, 2021).

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Rừng thường xanh, bán thường xanh, rừng tre nứa, rừng thứ sinh, cây bụi (Le Manh Hung et al. 2006)

Dạng sinh cảnh phân bố

Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên núi đất thấp

Đặc điểm sinh sản

Thức ăn

Côn trùng, bò sát, ếch nhái.

Sử dụng và buôn bán

Bị săn bắt làm thực phẩm.

Mối đe dọa

Mất sinh cảnh sống và bị bẫy bắt làm thực phẩm.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Gà so cổ hung có tên trong Nghị định số 64/2019/NĐ-CP và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Đề xuất

Phục hồi quần thể trong tự nhiên; kiểm soát chặt chẽ tình trạng săn bắt; bảo vệ và phục hồi sinh cảnh sống trong vùng phân bố tự nhiên của loài.

Tài liệu tham khảo

BirdLife International (2019). Arborophila davidi. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T22679054A136669497. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T22679054A136669497.en. Accessed on 28 October 2022.
Delacour J. (1927). New Birds from Indo-China. Bulletin of the British Ornithologists’ Club, 47: 169-177.
Jobling J.A. (2010). Helm Dictionary of Scientific Bird Names. Pp. 131-137. Bloomsbury.
Madge S. & McGowan P. (2010). Pheasants, Partridges & Grouse: Including buttonquails, sandgrouse and allies. Pp. 261-266. Bloomsbury.
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Le M.H, Nguyen M.H, Tran T.D, Tran D.A, Vuong D.L & Vu T.P. (2006). The Status and Distribution of Orange-necked Partridge Arborophila davidii in Binh Phuoc Province, Vietnam. Technical Report to BP Conservation Progamme.
Nguyen T.V, Savini T. & Carroll J.P. (2014). Defining the Present Range of the Orange-necked Partridge (Arborophila davidi) in Vietnam. Natural History Bulletin of the Siam Society. 60: 23-30.

Dữ liệu bên ngoài