Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Bình Thuận, Hà Giang, Hà Tĩnh, Khánh Hoà, Kiên Giang (Phú Quốc), Lâm Đồng, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Trị, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Campuchia, Lào, Thái Lan
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này ghi nhận phân bố rộng từ Hà Giang vào đến Kiên Giang; sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của hoạt động canh tác nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác lâm sản; do có giá trị về mặt kinh tế và làm thuốc nên loài này bị khai thác quá mức; kích cỡ quần thể ước tính suy giảm > 50 % trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Mọc rải rác trong rừng kín thường xanh, trên sườn dốc và thoát nước. Ưa đất feralit điển hình hay feralit núi phát triển trên đá kết, đá phiến, hoặc đá granit, tầng đất trung bình hoặc mỏng, hơi ẩm, độ pH 4-6.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Mùa hoa vào tháng 2-4, mùa quả vào tháng 5-7. Khả năng tái sinh từ hạt tốt ở nơi sáng, nhưng cây non ít gặp dưới tán rừng rậm, thường chỉ gặp nơi có ánh sáng trong rừng hoặc ven rừng.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Gỗ nhẹ, có mùi thơm nhưng ít được sử dụng. Vỏ cho sợi làm dây buộc hoặc làm giấy. Loài này cho trầm hương có mùi thơm đặc biệt là sản phẩm rất quý, dùng làm hương liệu hay cho tinh dầu, làm thuốc an thần, ngộ gió, đau bụng, tiêu chảy, đau dạ dày, chữa rắn cắn.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của hoạt động canh tác nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác lâm sản. Do có giá trị về mặt kinh tế và làm thuốc nên loài này bị khai thác quá mức.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ quần thể và sinh cảnh của loài trong tự nhiên. Có thể trồng nhân tạo để bảo tồn và tạo nguồn sản phẩm cung ứng cho thị trường, giảm áp lực khai thác từ tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
Harvey-Brown Y. (2018). Aquilaria crassna. The IUCN Red List of Threatened Species 2018: e.T32814A2824513. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2018-1.RLTS. T32814A2824513.en. Accessed on 17 September 2021.
Loc H.T. & Luu N.D.T. (2002). Conservation and use of Aquilaria crassna in Vietnam: A case study. Proceedings of the Southeast Asian Moving Workshop of Conservation, Management and Utilization of Forest Genetic Resources. Thailand.
Nguyễn Tiến Bân (2003). Họ Trầm – Thymelaeaceae. Trang 658-661. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Hoàng Hộ (2003). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 2. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 36.
Võ Văn Chi (2003). Từ điển Thực vật thông dụng. Tập 1. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, trang 324.