Aquilaria banaense

Dó Bà Nà

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Đà Nẵng (Bà Nà)

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

900 m

Thế giới

Chưa ghi nhận

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

CR

Tiêu chuẩn đánh giá

B1ab(i,iii,v)+2ab(ii,iii,v)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này hiện chỉ ghi nhận phân bố ở Bà Nà (Đà Nẵng). Diện tích phạm vi phân bố (EOO) ước tính < 100 km2. Diện tích vùng cư trú (AOO) ước tính < 10 km2; sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển du lịch; số lượng cá thể trưởng thành rất hiếm gặp và tiếp tục suy giảm (B1ab(i,iii,v)+2ab(ii,iii,v)).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Sống ở rừng thường xanh trên núi, ở độ cao trung bình 900 m. Cây ưa ẩm và thoát nước.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Mùa hoa vào tháng 6-7, mùa quả vào tháng 7. Tái sinh bằng hạt.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Chưa ghi nhận.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển du lịch.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần sinh cảnh của loài nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ quần thể và sinh cảnh của loài trong tự nhiên. Có thể trồng nhân tạo để bảo tồn.

Tài liệu tham khảo

Harvey-Brown Y. & Thomas P. (2018). Aquilaria banaensis. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T35897A2861035. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2018-1.RLTS.T35897A2861035.en. Accessed on 17 September 2021.
Nguyễn Tiến Bân (2003). Họ Trầm – Thymelaeaceae. Trang 658-661. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Pham H.H. (1986). Bulletin du Museum National d’Histoire Naturelle, Section B, Botanique, Biologie et Écologie Végétales, Phytochimie. Paris, 8(3): 241-242.
Pham H.H. (1992). Flore du Cambodge du Laos et du Viêtnam. Fascicule 26. Muséum National d’Histoire Naturelle, Paris, pp. 38-81.
Phạm Hoàng Hộ (2003). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 2. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 36.

Dữ liệu bên ngoài