Anguilla japonica

Cá chình nhật bản

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

sông Hồng, Đầm Trà Ổ (Bình Định).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-1000

Độ cao ghi nhận cao nhất

0

Thế giới

Vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương: Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2bcde

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Đây là loài di cư, có giá trị thực phẩm cao và được nuôi ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc nuôi thương phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn giống ngoài tự nhiên và đánh bắt quá mức cá con là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm quần thể. Ngoài ra, sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do ô nhiễm môi trường ở các vùng cửa sông ven biển. Quần thể uớc tính bị suy giảm khoảng 75% so với những năm 1970 (tiêu chuẩn A2bcde).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Sống trong cả vùng nước ngọt và nước mặn. Môi trường nước ngọt: trong các vùng đất ngập nước nội địa như các hồ ngập quanh năm hoặc hồ ngập theo mùa. Môi trường nước mặn: trong các vùng ven triều trên các nền đáy cát mịn, bùn, trong các tảng đá cuội, đá ngầm, thảm cỏ biển; vùng ngoài khơi ở độ sâu từ 0-1000 m.

Dạng sinh cảnh phân bố

Môi trường nước ngọt: trong các vùng đất ngập nước nội địa như các hồ ngập quanh năm hoặc hồ ngập theo mùa Môi trường nước mặn: trong các vùng ven triều trên các nền đáy cát mịn, bùn, trong các tảng đá cuội, đá ngầm, thảm cỏ biển; vùng ngoài khơi ở độ sâu từ 0–1000m

Đặc điểm sinh sản

Con trưởng thành thường sống ở sông và hồ, nhưng xuống biển sâu để đẻ trứng khi đạt đến tuổi thành thục sinh dục. Ấu trùng mới nở biến đổi và phát triển đến giai đoạn cá thủy tinh trong quá trình được dòng hải lưu đưa đến các cửa sông ven biển. Cá thủy tinh sau đó bơi ngược dòng vào các vùng nước ngọt và phát triển thành cá trưởng thành.

Thức ăn

Thức ăn chủ yếu là cua, tôm và cá nhỏ, bao gồm cả ấu trùng của côn trùng thủy sinh.

Sử dụng và buôn bán

Bị đánh bắt làm thực phẩm và làm cảnh.

Mối đe dọa

Đánh bắt quá mức con non làm cá giống. Cá con bị ngăn di cư lên thượng nguồn các sông suối. Sinh cảnh bị thu hẹp và suy thoái do ô nhiễm nguồn nước, mất sinh cảnh sống ở vùng cửa sông và vùng nước gần bờ.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Loài này có tên trong Phụ lục II, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Đề xuất

Kiểm soát và hạn chế đánh bắt Cá chình nhật ở tất các thủy vực khi bắt gặp để tạo cơ hội phục hồi quần thể. Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, chú trọng giảm thiểu tác động của con người trong vùng phân bố của loài.

Tài liệu tham khảo

Nguyen, A.T., Tsukamoto, K. & Lokman, P.M. (2018). Composition and distribution of freshwater eels Anguilla spp. in Vietnam. Fisheries Science, 84: 987-994.
Nguyễn Văn Hảo (2005). Cá nước ngọt Việt Nam. Tập II. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 760 trang.
Pike C., Kaifu K., Crook V., Jacoby D. & Gollock M. (2020). Anguilla japonica. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T166184A176493270. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2020-3.RLTS.T166184A176493270.en. Accessed on 05 September 2022.

Dữ liệu bên ngoài