Phân loại
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Kon Tum (Đắk Lei, núi Ngọc Phan). Có thông tin gặp khu vực đèo Lò Xo giáp ranh giữa Kon Tum và Quảng Nam nhưng chưa được kiểm chứng (Nguyễn Tiến Hiệp & cs. 2004).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
1.800 m
Độ cao ghi nhận cao nhất
2.300 m
Thế giới
Chưa ghi nhận.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
D2.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài chỉ ghi nhận có một quần thể nhỏ phân bố khu vực núi Ngọc Phan thuộc khối núi Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum, ước tính khoảng 500 cá thể trưởng thành. Diện tích vùng cư trú (AOO) ước tính < 20 km2, sinh cảnh sống bị suy thoái do tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp và cháy rừng (tiêu chuẩn D2).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Rừng cây lá rộng, ẩm, thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở độ cao 1.800-2.300 m. Loài thường mọc xen kẽ với các loài tre nứa trên đất đỏ có đá granit (Nguyễn Tiến Hiệp & cs. 2004).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Mùa ra nón và thụ phấn vào tháng 2-3. Hạt trưởng thành vào tháng 6-7.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Gỗ tốt không mối mọt dùng làm cột nhà, đóng đồ mộc và nông cụ.
Mối đe dọa
Cháy rừng, phát quang lấy đất làm nông nghiệp.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Vùng phân bố của loài nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài, phòng chống cháy rừng. Phục hồi quần thể của loài trong tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
Farjon A. (1998). World Checklist and Bibliography of Conifers. Richmond, U.K.: Royal Botanical Gardens at Kew.
Ferguson D.K. (1989). Bulletin du Museum National d’Histoire Naturelle. Section B, Adansonia: Botanique Phytochemie, 11(3): 316.
Nguyen T.H., Phan K.L., Nguyen Q.H. & Thomas P. (2013). Amentotaxus poilanei. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T34416A2852278. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2013-1.RLTS.T34416A2852278.en. Accessed on 02 September 2022.
Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Nguyễn Đức Tố Lưu, Thomas P.I., Farjon A., Averyanov L. & J. Regalado Jr. (2004). Thông Việt Nam: Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004. Tổ chức bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế, Chương trình Việt Nam, Hà Nội, trang 106-107.
Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp & Averyanov L.V. (2010). Góp phần kiểm kê tính đa dạng, sự phân bố và đánh giá giá trị bảo tồn của thông ở tỉnh Kon Tum. Tạp chí Kinh tế sinh thái, 37: 42-48.