Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Bắc Giang, Cao Bằng (Phia Oắc), Hà Giang (Tây Côn Lĩnh), Hoà Bình (Mai Châu), Kon Tum (Đắk Glei, Đắk Tô), Lạng Sơn, Lào Cai (Sa Pa), Quảng Ninh, Sơn La (Xuân Nha), Thái Nguyên, Tuyên Quang (Na Hang), Vĩnh Phúc
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Thái Lan, Trung Quốc
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2c
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này ghi nhận phân bố rộng ở miền Bắc vào đến Tây Nguyên; sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp, phát triển du lịch và khai thác lâm sản; kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm >30 % trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2c).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Mọc rải rác trong rừng thưa, rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm ở vùng thấp và trên núi cao.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Mùa hoa vào tháng 5-7, mùa quả vào tháng 8-12. Cây tái sinh bằng hạt.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Gỗ mềm, nhẹ, dễ gia công, có thể dùng trong xây dựng, làm diêm, bút chì, làm nhà, đóng đồ gia dụng và làm trụ mỏ hay làm bột giấy.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp, phát triển du lịch và khai thác lâm sản.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ quần thể và sinh cảnh của loài trong tự nhiên. Có thể trồng nhân tạo để bảo tồn và tạo nguồn nguyên liệu cho gỗ.
Tài liệu tham khảo
Đinh Thị Hoa (2017). Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại KBTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La. Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp, 244 trang.
Nguyễn Tiến Bân (2003). Họ Bồ đề – Styracaceae. Trang 451-455. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 1. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 663, hình 2654.
Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thành Lương, Phạm Văn Cường (2018). Đa dạng tài nguyên thực vật lâm sản ngoài gỗ ở KBTTN Hang Kia – Pà Cò, tỉnh Hòa Bình. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 10: 126-132.
Trịnh Ngọc Bon, Phạm Quang Tuyến, Nguyễn Đức Tưng (2014). Đa dạng thực vật quý hiếm tại KBTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 4: 3524-3533.
Vũ Anh Tài, Nguyễn Nghĩa Thìn (2014). Kết quả điều tra và thống kê các loài thực vật bị đe dọa ở tỉnh Hà Giang, Việt Nam, Tạp chí Sinh học 36(3): 323-329.
World Conservation Monitoring Centre (1998). Alniphyllum eberhardtii. The IUCN Red List of Threatened Species 1998: e.T35888A9959337. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.1998.RLTS.T35888A9959337.en. Accessed on 23 April 2022.