Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Bắc Giang (Lục Nam, Lục Ngạn), Hòa Bình (Vụ Bản), Lạng Sơn (Chi Lăng, Hữu Lũng, Thanh Muội), Ninh Bình (Cúc Phương)
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
500 m
Thế giới
Thái Lan
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(i,iii)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này hiện chỉ ghi nhận phân bố ở 4 tỉnh ở miền Bắc Việt Nam. Loài này đôi khi bị khai thác lấy gỗ nhưng không phổ biến. Diện tích phạm vi phân bố (EOO) ước tính khoảng 5.600 km2, sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp (tiêu chuẩn B1ab(i,iii)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Mọc rải rác trong rừng thứ sinh thường xanh trên đất do đá granit phong hóa, ở độ cao < 500 m. Cây mọc tiên phong trong các loại rừng thứ sinh và rừng đang phục hồi.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Mùa hoa vào tháng 5-6, mùa quả vào tháng 8-10. Tái sinh bằng hạt.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Loài này sử dụng làm thuốc, đồng bào Mường ở Hoà Bình dùng vỏ cây nấu nước uống chữa đau nhức xương.
Mối đe dọa
Loài này bị khai thác lấy gỗ và làm dược liệu ở quy mô nhỏ. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do mở rộng diện tích cach tác nông nghiệp, phát nương làm rẫy.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Vùng phân bố của loài có một phần nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài. Phục hồi quần thể trong tự nhiên, có thể tiến hành nhân giống bảo tồn loài và sử dụng.
Tài liệu tham khảo
de Wilde W.J.J.O. & Duyfjes B.E.E. (2016). A conspectus of Alangium Lam. sect. Alangium (Alangiaceae) Thai Forest Bulletin (Botany), 44(1): 74-87.
IUCN (2022). Alangium tonkinense. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T211032582A211032584. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2022-1.RLTS.T211032582A211032584.en. Accessed on 06 April 2022.
Lê Kim Biên (2003). Alangiaceae. Trang 1063-1065. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Hoàng Hộ (2003). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 2. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 116.
Tardieu – Blot M.L. (1968). Flore du Cambodge du Laos et du Viêtnam. Fascicule 8. Muséum National d’Histoire Naturelle, Paris, pp. 36-49.