Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Hà Nội (Ba Vì)
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Ấn Độ, Nga, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Đài Loan
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
B2ab(ii,iii)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này hiện chỉ ghi nhận xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội. Diện tích vùng cư trú (AOO) ước tính < 500 km2, diện tích vùng cư trú bị thu hẹp, chất lượng sinh cảnh bị suy giảm do các hoạt động xây dựng, du lịch và khai thác làm thuốc (tiêu chuẩn B2ab(ii,iii)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Cây mọc trên đất đầm lầy, leo lên lau sậy (Võ Văn Chi 2012).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Tái sinh bằng hạt, mùa ra hoa tháng 4 cho đến tháng 7-8, quả tháng 9-10.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Rễ có vị đắng, tính mát, có tác dụng tán kết độc, tiêu ung thũng, lợi niệu, trị sưng lở vú, ho đờm, sang dương thũng độc và trị rắn độc cắn. Hạt có độc, toàn cây có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc, trị thuỷ thũng, cam tích, rắn cắn.
Mối đe dọa
Số lượng cá thể rất ít, vùng phân bố rất hẹp, hiện chỉ ghi nhận điểm phân bố ở xã Thủ Pháp (cũ) nay là xã Minh Quang, huyện Ba Vì. Nơi cư trú giảm sút vì môi trường sống bị thu hẹp và chuyển đổi thành ruộng và ao hồ.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Một phần sinh cảnh của loài nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Nâng cao nhận thức của địa phương về bảo vệ loài; bảo vệ nguồn tài nguyên và nơi sống; phục hồi môi trường sống tự nhiên; bảo tồn tại chỗ hay chuyển vị; nhân giống gây trồng bổ sung.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Hữu Hiến (2003). Cucurbitaceae. Trang 396-407. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 1. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 564.
Võ Văn Chi (2012). Từ điển Cây thuốc Việt Nam. Tập 1. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 179.