Acropora aculeus

San hô cành

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Trên các rạn san hô khu vực biển Hải Vân - Sơn Trà, Cù Lao Chàm, Nha Trang, Phú Quý, Côn Đảo, Trường Sa, Phú Quốc.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-15m

Độ cao ghi nhận cao nhất

-1m

Thế giới

Australia, Campuchia, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Kenya, Madagascar, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Somalia; Sri Lanka, Trung Quốc (kể cả Đài Loan), Tanzania, Thái Lan.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Bản đồ (hình ảnh)

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2ce

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này phân bố rộng nhưng không phổ biến, dễ bị tẩy trắng bởi nhiệt độ nước biển tăng cao, nhiễm bệnh, sao biển gai ăn thịt; thường bị khai thác, buôn bán làm đồ trang trí. Diện tích các rạn san hô suy giảm cũng là nguyên nhân đe dọa đến loài này; quần thể ước tính bị suy giảm khoảng ≥ 30% trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2ce).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Loài này sống thành tập đoàn, phân bố rải rác trên rạn san hô, kích thước tập đoàn trung bình trong khoảng 40-50cm.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Loài này xuất hiện trên các rạn san hô ven bờ và ven các đảo, cách xa các cửa sông nơi có môi trước nước trong sạch, độ muối cao, nền đáy cứng (sỏi, đá, đá san hô). Độ sâu phân bố trong khoảng 1-15 m.

Dạng sinh cảnh phân bố

Chúng sống trên các rạn san hô và bắt gặp trên các đới trong rạn.

Đặc điểm sinh sản

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Loài này bị khai thác để làm vật liệu nung vôi, vật liệu xây dựng, trang trí.

Mối đe dọa

Các mối đe dọa từ hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản trên biển; khai thác làm vật liệu xây dựng (nung vôi, làm đường), làm đồ trang trí (hòn non bộ, đồ lưu niệm); nạo vét luồng tàu, xây dựng cảng; khai thác hải sản quá mức và khai thác bằng các hình thức hủy diệt; ô nhiễm môi trường; thiên tai và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (nhiệt độ nước biển tăng cao, acid hóa đại dương).

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Tất cả các loài thuộc bộ san hô cứng đều nằm trong Phụ lục II của CITES.

Đề xuất

Quy hoạch các khu vực cần bảo vệ và quản lý các rạn san hô. Nghiêm cấm khai thác san hô, các hình thức đánh bắt khai thác hải sản hủy diệt và các hoạt động làm ô nhiễm môi trường nước biển trong khu vực

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Đăng Ngải (2007). Thành phần loài và sự phân bố của san hô tạo rạn tại đảo Đá Tây, quần đảo Trường Sa. Tài nguyên và Môi trường biển, tập XII, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 309-319..
Nguyễn Đăng Ngải & Nguyễn Huy Yết (2007). Một số dẫn liệu mới về san hô tạo rạn tại đảo Tốc Tan, quần đảo Trường Sa. Tài nguyên và Môi trường biển, tập XII. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 253-265.
Nguyễn Đăng Ngải (2008). Đánh giá hiện trạng san hô và đề xuất thành lập khu bảo tồn biển quần đảo Trường Sa. Tạp chí Biển Việt Nam: 11-18.
Nguyễn Đăng Ngải (2009a). Một số nét đặc trưng của quần xã san hô đảo Thuyền Chài, thuộc quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa. Tuyển tập Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh học biển và phát triển bền vững. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 123-130.
Nguyễn Đăng Ngải (2009b). Sự suy thoái san hô Cù Lao Chàm, nguyên nhân và tác động. Tạp chí khoa học và công nghệ biển: 250-261.
Souter D., Planes S., Wicquart J., Logan M., Obura D. & Staub F. (2020). Status of coral reefs of the world: 2020. Australian Institute of Marine Science, Townsville, Queensland, 196 pp.
Veron J.E.N. & Stafford-Smith M. (2000). Corals of the world. Volumes 1, 2, 3. Scientific editor and producer. Argus and Robertson Publishing, Sydney, 463, 429, 490 pp.
Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Huy Yết & Nguyễn Văn Long (2005). Hệ sinh thái rạn san hô biển Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 212 trang.

Dữ liệu bên ngoài