Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Ven bờ miền Trung (Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận) và các đảo như Hoàng Sa, Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-30m
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Ấn Độ Dương, Tây Thái Bình Dương.
Bản đồ (hình ảnh)
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này phân bố dọc ven biển và các đảo xa bờ từ miền Trung trở vào miền Nam. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do ô nhiễm môi trường, nuôi trồng thủy sản và phát triển cơ sở hạ tầng. Loài này bị khai thác quá mức để làm thực phẩm trong nước và xuất khẩu. Kích cỡ quần thể ước tính đã suy giảm > 30% trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Trước năm 1990, gặp phổ biến ở vùng ven biển miền Trung và các hải đảo. Từ sau năm 1990, do tăng cường khai thác để làm thực phẩm trong nước và xuất khẩu nên số lượng giảm rõ rệt, ước tính giảm trên 50%; đến nay gần như cạn kiệt và rất khó tìm gặp. Diện tích phân bố của loài này trước năm 1990 ước tính tới 6000 km2. Hiện nay do khai thác mạnh, cộng với môi trường sống bị lấn chiếm và ô nhiễm do xây dựng các công trình ven biển, nên diện tích bị thu hẹp còn không quá 2000 km2; số lượng cũng rất biến động theo từng năm và phụ thuộc vào sự khai thác.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Là loài sống đáy, chủ yếu là quanh chân rạn san hô, thảm cỏ biển, mật độ có thể lên đến 1 cá thể/m2 (Conand 1998, 2008). Thường thấy ở độ sâu từ 0-30 m, phổ biến trong vùng nước nông đến 12 m (Choo 2008, Conand 2008).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Loài đơn tính, thụ tinh trong nước biển, sinh sản vào mùa nước ấm (tháng 3-6); khả năng sinh sản cao, sức sinh sản tuyệt đối 4-25×106 trứng, thành thục sinh dục sớm; trứng phát triển qua các giai đoạn ấu trùng trước khi thành con non gắn xuống đáy biển; tốc độ tăng trưởng trung bình hàng tháng theo chiều dài là 10–20 cm và trọng lượng từ 20–23 g, thành thục khi đạt khoảng 85 g (Conand 1982); tuổi thọ khoảng hơn 12 năm (Kinch et al. 2008).
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Thịt (lớp bì) được dùng làm thực phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, có giá trị dinh dưỡng cao.
Mối đe dọa
Loài này bị khai thác quá mức là thực phẩm và xuất khẩu. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do ô nhiễm môi trường, nuôi trồng thủy sản và phát triển cơ sở hạ tầng.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Nghiên cứu về hiện trạng của loài (kích thước quần thể, phân bố, xu thế, các mối đe dọa, các yêu cầu về sinh thái). Giảm cường độ khai thác, không khai thác vào mùa sinh sản. Hạn chế tác động đến sinh cảnh sống của loài trong vùng phân bố. Tiến hành nhân nuôi sinh sản để giảm thiểu khai thác từ tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
Chao S.M., Chen C.P & Alexander P.S. (1995). Reproductive cycles of tropical sea cucumbers (Echinodermata: Holothuroidea) in southern Taiwan. Marine Biology, 122: 289-295.
Choo P.S. (2008). Population status, fisheries and trade of sea cucumbers in Asia. Pp. 81-118. In: Toral-Granda M.V., Lovatelli A., Vasconcellos. M. (ed.), Sea cucumbers. A global review on fisheries and trade. FAO, Rome.
Clark A.M. & Rowe F.W.E. (1971). Monograph of shallow-water Indo-west Pacific Echinoderms. Trustees of the British Museum of Natural History, London, 238 pp.
Conand C. (1982). Reproductive cycle and biometric relations in a population of Actinopyga echinites (Echinodermata: Holothuroidea) from the lagoon of New Caledonia, western tropical Pacific. Pp. 437-442. In: Lawrence J.M. (ed.), International Echinoderms Conference. Tampa Bay, Florida.
Conand C. (1998). Holothurians (sea cucumbers, Class Holothuroidea). p. 1157-1190. In: K.E. Carpenter and V.H. Niem (eds), FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes, Rome.
Conand C. (2004). Present status of world sea cucumber resources and utilization: an international overview. Pp. 13-23. In: Lovatelli A. et al. (ed.), Advances in sea cucumber aquaculture and management. FAO, Rome.
Conand C. (2008). Population status, fisheries and trade of sea cucumbers in Africa and the Indian Ocean. Pp. 143-193. In: Toral-Granada M.V., Lovatelli A., Vasconcellos M. (ed.), Sea cucumbers. A global review on fisheries and trade. FAO, Rome.
Conand C., Purcell S. & Gamboa R. (2013). Actinopyga echinites. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T180518A1642310. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2013-1.RLTS.T180518A1642310.en. Accessed on 25 April 2023.
Kinch J., Purcell S., Uthicke S. and Friedman K (2008). Population status, fisheries and trade of sea cucumbers in the Western Central Pacific. In: V. Toral-Granda and A. Lovatelli and M. Vasconcellos. (eds), Sea cucumbers. A global review of fisheries and trade. Fisheries and Aquaculture Technical Paper. No. 516, pp. 7-55. FAO, Rome.