Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Vùng biển miền Nam Việt Nam.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-40m
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Nam và Đông Nam Á, từ vịnh Bengal tới Trung Quốc.
Bản đồ (hình ảnh)
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này phân bố ở vùng ven biển miền Nam. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do mất rừng ngập mặn, nuôi trồng hải sản ven bờ và ô nhiễm môi trường. Loài này bị khai thác cạn kiệt làm thực phẩm, đồ trang trí và xuất khẩu. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 50% trong 30 năm gần đây (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Trong vòng 10 năm gần đây, khi nghề nuôi trồng hải sản ven bờ phát triển, con người đã xâm hại nơi cư trú của Sam con, đồng thời phá hủy và thu hẹp các bãi đẻ của Sam, ít nhất 20% diện tích. Bên cạnh đó, sam đang bị khai thác rất mạnh cho sử dụng tại chỗ (làm thức ăn, làm đồ trang trí) và xuất đi nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc). Về sản lượng, ước tính trong 10 năm gần đây giảm hơn 70%.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sống ở bờ cát và bùn, ở độ sâu tới 40 m, là loài sam duy nhất được quan sát bơi ở bề mặt đại dương. Loài xuất hiện ở cả vùng biển và nước lợ có độ mặn xuống tới 15 PSU, nhưng trứng của chúng chỉ nở trên 20 PSU.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Sinh vật đáy.
Sử dụng và buôn bán
Sam biển có giá trị về dược học. Đã phát hiện trong máu sam có chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học cao, có khả năng phát hiện độc tố endotoxin của vi khuẩn gram âm rất nhạy, vì vậy được sử dụng làm chất thử thuốc trong sản xuất dược phẩm.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái bởi các hoạt động nuôi trồng thủy sản, xây dựng cảng biển, và ô nhiễm môi trường. Loài này bị khai thác cạn kiệt làm thực phẩm, đồ trang trí và xuất khẩu.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Nghiên cứu về hiện trạng của loài (kích thước quần thể, phân bố, xu thế, các mối đe dọa, các yêu cầu về sinh thái). Giảm cường độ khai thác, không khai thác vào mùa sinh sản. Hạn chế tác động đến sinh cảnh sống của loài.
Tài liệu tham khảo
John A., Shin P.K.S., Botton M.L., Gauvry G., Cheung S.G., Laurie K. (2021). Conservation of Asian horseshoe crabs on spotlight. Biodiversity and Conservation, 30: 253-256.
World Conservation Monitoring Centre (1996). Tachypleus gigas. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T21308A9266907. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.1996.RLTS.T21308A9266907.en. Accessed on 23 April 2023.