Ranina ranina

Cua hoàng đế

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Dọc ven bờ biển Việt Nam, nhưng chủ yếu ở vùng biển từ Thanh Hóa tới Bình Thuận.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-50m

Độ cao ghi nhận cao nhất

-8m

Thế giới

Ấn Độ Dương, Đông Phi, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Bản đồ (hình ảnh)

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2acd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này phân bố rải rác ở ven bờ biển Việt Nam, nhưng chủ yếu ở vùng biển miền Trung. Sinh cảnh sống của loài bị suy thoái do phát triển cơ sở hạ tầng và ô nhiễm môi trường. Loài này bị đánh bắt để làm thực phẩm. Kích cỡ quần thể ứớc tính suy giảm > 30% trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Trước năm 1975 thường bắt gặp ở ven biển miền Trung. Sau năm 1975, đặc biệt từ năm 1990 đến nay do gia tăng đánh bắt làm giảm sản lượng rõ rệt, ước tính có thể tới trên 50%. Diện tích phân bố Cua hoàng đế trước 1975 ước tính trên 20,000km2. Hiện nay do đánh bắt mạnh, diện tích thu hẹp khoảng trên 10,000km2.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Thường sống ở vùng biển có độ mặn ổn định, đáy cát, độ sâu 8–50 m.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Khai thác làm thực phẩm.

Mối đe dọa

Khai thác quá mức để làm thực phẩm. Sinh cảnh sống của loài bị suy thoái do phát triển cơ sở hạ tầng và ô nhiễm môi trường.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Nghiên cứu về hiện trạng của loài (kích thước quần thể, phân bố, xu thế, các mối đe dọa, các yêu cầu về sinh thái). Giảm cường độ khai thác, không khai thác vào mùa sinh sản. Hạn chế tác động đến sinh cảnh sống của loài.

Tài liệu tham khảo

GBIF Secretariat (2023). Ranina ranina (Linnaeus, 1758). GBIF Backbone Taxonomy. Checklist dataset https://doi.org/10.15468/39omei. Accessed via GBIF.org on 5 January 2023.

Dữ liệu bên ngoài