Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Khánh Hòa (vịnh Nha Trang), Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-750m
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Vùng biển Ấn Độ Dương - Tây Thái Bình Dương.
Bản đồ (hình ảnh)
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này phân bố ở vùng biển phía Nam. Quần thể của loài giảm một cách đáng kể do tình trạng khai thác quá mức lấy vỏ làm đồ thủ công mỹ nghệ; sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do ô nhiễm môi trường, khai thác san hô và thiên tai. Trữ lượng giảm sút, kích cỡ quần thể ước tính giảm > 80% trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Các quần thể của loài này thường là một nhóm khá nhỏ ở hầu hết các khu vực được biết đến. Trong đó tỷ lệ giới tính thường khá chênh lệch với sự chiếm ưu thế của các cá thể đực (có thể lên 90%) (Saunders & Ward, 1987). Số lượng của loài giảm một cách đáng kể do tình trạng khai thác quá mức lấy vỏ làm đồ thủ công mỹ nghệ, ô nhiễm môi trường, khai thác san hô và thiên tai làm thu hẹp và suy thoái vùng phân bố của loài. Trữ lượng giảm sút, ước tính giảm trên 90% trong vòng 30 năm qua.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Loài này sống ở hai bên dốc của rạn san hô và khu vực liền kề.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Trứng mất hơn một năm để nở, con sơ sinh có kích thước 25-30 mm, phát triển đến 6 hoặc 7 cm đường kính trong vòng một năm. Độ tuổi trưởng thành là 15-16 năm và tuổi thọ khoảng hơn 20 năm.
Thức ăn
Là loài ăn tạp, chủ động bắt mồi, ăn cả xác và mảnh vụn, cũng như động vật có vỏ và cua sống; ban ngày sống dưới đáy biển, tới độ sâu khoảng 750 m, ban đêm nổi lên mặt nước tìm thức ăn (tôm, cá con).
Sử dụng và buôn bán
Hóa thạch của ốc Anh vũ được tìm thấy cách nay khoảng 400-500 triệu năm, là một trong những chỉ tiêu định tuổi địa tầng. Loài này bị đánh bắt quá mức để lấy vỏ, chủ yếu được sử dụng làm đồ trang sức và các đồ trang trí khác.
Mối đe dọa
Tốc độ tăng trưởng chậm, sinh sản thấp, thiếu các lựa chọn phát tán và kích cỡ quần thể nhỏ làm cho loài này đặc biệt dễ tổn thương nếu bị khai thác quá mức (Dunstan et al. 2011).
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Các loài thuộc giống Nautilus có tên trong Phụ lục II CITES.
Đề xuất
Nghiên cứu về hiện trạng của loài (kích thước quần thể, phân bố, xu thế, các mối đe dọa, các yêu cầu về sinh thái). Kiểm soát việc khai thác và buôn bán thương mại mẫu vật của loài này. Ngăn chặn các hoạt động phá hủy và làm suy thoái các rạn san hô, hạn chế xây dựng các công trình ven biển làm mất nơi cư trú và ô nhiễm môi trường sống. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn loài. Nghiên cứu nuôi trồng để tái tạo nguồn lợi ngoài tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
Dunstan A., Bradshaw C.J.A. & Marshall J. (2011). Nautilus at Risk – Estimating Population Size and Demography of Nautilus pompilius. PlosOne 6.