Tridacna squamosa

Trai tai tượng nhỏ

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Quảng Nam (Cù Lao Chàm), Quảng Ngãi (Lý Sơn), Khánh Hòa (vịnh Nha Trang, Trường Sa), Ninh Thuận, Bình Thuận (Hòn Cau, Phú Quý), Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), Kiên Giang (Phú Quốc).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Vùng biển Ấn Độ Dương - Tây Thái Bình Dương.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Bản đồ (hình ảnh)

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2acd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này phân bố ở các khu vực ven biển từ Cù Lao Chàm trở vào phía Nam. Số lượng của loài giảm một cách đáng kể do tình trạng khai thác quá mức làm thực phẩm và lấy vỏ làm đồ thủ công mỹ nghệ; sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do ô nhiễm môi trường, khai thác san hô và thiên tai. Trữ lượng giảm sút, ước tính kích cỡ quần thể đã suy giảm > 50% trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Số lượng của loài giảm một cách đáng kể do tình trạng khai thác làm thực phẩm, khai thác san hô, ô nhiễm môi trường và thiên tai làm thu hẹp và suy thoái vùng phân bố của loài. Trữ lượng giảm sút, ước tính giảm trên 70% trong vòng 30 năm qua.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Sống ở vùng nước cạn trên rạn, san hô gắn một phần vào rạn.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Thịt có giá trị thực phẩm. Vỏ có thể làm các đồ vật trang trí.

Mối đe dọa

Loài này bị khai thác cạn kiệt do giá trị kinh tế cao. Môi trường sống bị tác động do khai thác san hô, khai thác hải sản quá mức, ô nhiễm môi trường biển, các hoạt động phát triển ven biển và đảo bao gồm nuôi trồng thủy sản, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Các loài thuộc giống Tridacna đều có tên trong Phụ lục II CITES.

Đề xuất

Nghiên cứu về hiện trạng của loài (kích thước quần thể, phân bố, xu thế, các mối đe dọa, các yêu cầu về sinh thái). Ngăn chặn các hoạt động phá hủy và làm suy thoái các rạn san hô, hạn chế xây dựng các công trình ven biển làm mất nơi cư trú và ô nhiễm môi trường sống. Nghiên cứu nuôi trồng để tái tạo nguồn lợi ngoài tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

Đỗ Văn Tứ, Takenori Sasaki, Lê Hùng Anh & Hoàng Ngọc Khắc (2021). Ghi nhận thêm các loài thân mềm phổ biến (Gastropoda và Bivalvia) ở ven biển, ven đảo Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 346 trang.
Nguyễn Quang Hùng & Hoàng Đình Chiều (2011). Đặc điểm nguồn lợi và khả năng khai thác trai tai tượng (Họ Tridacindae) ở biển Việt Nam. Báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ biển toàn quốc: Quyển 4 – Sinh học và nguồn lợi sinh vật biển, tr. 553-560.
Wells S. (1996). Tridacna squamosa. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T22140A9362870. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.1996.RLTS.T22140A9362870.en.

Dữ liệu bên ngoài