Phân loại
Tên khoa học
Synonym
Phân bố
Việt nam
Khánh Hòa (Quần đảo Trường Sa).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Vùng biển Ấn Độ Dương - Tây Thái Bình Dương. Loài này có thể đã bị tuyệt chủng ở các nước Fiji, New Caledonia, Quần đảo Bắc Mariana, Đài Loan (Trung Quốc), Vanuatu.
Bản đồ (hình ảnh)
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này phân bố hẹp và hiếm gặp, chỉ ghi nhận ở quần đảo Trường Sa. Vùng phân bố và nơi cư trú vẫn đang tiếp tục bị suy giảm về phạm vi và chất lượng do khai thác hải sản quá mức, phá hủy rạn san hô; Ước tính quần thể đã suy giảm > 80% trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Loài phân bố hẹp, hiếm gặp. Số lượng ít, rất dễ bị giảm trữ lượng. Trữ lượng giảm sút, ước tính giảm trên 90 % trong vòng 10 năm qua. Nhiều chuyến khảo sát trong hai thập kỷ vừa qua đã không bắt gặp được cá thể sống của của loài này ở Việt Nam. Một số ít mẫu vỏ thu thập được ở Trường Sa hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng của Viện Hải dương học Nha Trang, Viện Tài nguyên và Môi trường biển.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sống ở rạn san hô, thường trên cát ở độ sâu từ 1 m. Độ sâu phân bố được giới hạn bởi lượng ánh sáng cần thiết cho sự quang hợp của tảo cộng sinh trên màn áo của trai tai tượng.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Thịt Trai tai tượng khổng lồ có giá trị dinh dưỡng cao, giàu các chất axit amin và hàm lượng kẽm cao. Vỏ của loài trai này được bán với giá rất cao để làm các đồ trang trí.
Mối đe dọa
Loài này bị khai thác cạn kiệt do có giá trị kinh tế cao; kích thước lớn khiến loài cũng dễ bị phát hiện. Bên cạnh đó, loài cũng có thể bị ảnh hưởng từ các mối đe dọa đến môi trường sống của nó như khai thác san hô, khai thác hải sản quá mức, ô nhiễm môi trường biển, các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng ven biển và trên đảo.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Các loài thuộc giống Tridacna đều có tên trong Phụ lục II CITES.
Đề xuất
Nghiên cứu về hiện trạng của loài (kích thước quần thể, phân bố, xu thế, các mối đe dọa, các yêu cầu về sinh thái). Ngăn chặn các hoạt động phá hủy và làm suy thoái các rạn san hô, hạn chế xây dựng các công trình ven biển làm mất nơi cư trú và ô nhiễm môi trường sống. Nghiên cứu nuôi trồng để tái tạo nguồn lợi ngoài tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
Wells S. (1996). Tridacna gigas. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T22137A9362283. http://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.1996.RLTS.T22137A9362283.en