Hippopus hippopus

Trai tai nghé

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Khánh Hòa (vịnh Nha Trang, Quần đảo Trường Sa).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Vùng biển Ấn Độ Dương - Tây Thái Bình Dương.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Bản đồ (hình ảnh)

Thông tin đánh giá

Phân hạng

CR

Tiêu chuẩn đánh giá

A2acd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này phân bố hẹp chỉ gặp ở vùng biển Khánh Hòa. Quần thể của loài giảm một cách đáng kể do tình trạng khai thác quá mức làm thực phẩm và đồ mỹ nghệ; sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do ô nhiễm môi trường, khai thác san hô và hải sản, phát triển cơ sở hạn tầng. Trữ lượng giảm sút, kích cỡ quần thể ước tính suy giảm > 90% trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Số lượng của loài giảm một cách đáng kể do tình trạng khai thác quá mức làm thực phẩm, khai thác san hô và thiên tai làm thu hẹp vùng phân bố của loài. Trữ lượng giảm sút, ước tính giảm trên 90% trong vòng 30 năm qua.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

H. hippopus thường sống ở các vùng nước nông ở rìa rạn san hô và thảm cỏ biển. Vì Trai tai nghé sống ở vùng nước nông nên các loài tảo cộng sinh của nó có thể sử dụng ánh sáng mặt trời để thực hiện quá trình quang hợp cho loài. Những cá thể còn non bám bằng tơ chân vào đầu san hô. Tuy nhiên, các cá thể trưởng thành không bám vào rạn san hô, thay vào đó, chúng định cư trên các đám cát, tách rời khỏi rạn.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Thức ăn

Hippopus hippopus chủ yếu dựa vào tảo đơn bào quang hợp được gọi là Zooxanthellae để lấy dinh dưỡng. Khoảng 65-70% dinh dưỡng của Trai tai nghé có nguồn gốc từ Zooxanthellae.

Sử dụng và buôn bán

Có giá trị thực phẩm, vỏ dùng làm các đồ trang trí.

Mối đe dọa

Loài này bị khai thác mạnh do giá trị kinh tế cao. Sinh cảnh của loài bị thu hẹp và suy thoái do khai thác san hô, khai thác hải sản quá mức, ô nhiễm môi trường biển, các hoạt động phát triển ven biển và đảo bao gồm nuôi trồng thủy sản, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Các loài thuộc giống Tridacna đều có tên trong Phụ lục II CITES.

Đề xuất

Nghiên cứu về hiện trạng của loài (kích thước quần thể, phân bố, xu thế, các mối đe dọa, các yêu cầu về sinh thái). Ngăn chặn các hoạt động phá hủy và làm suy thoái các rạn san hô, hạn chế xây dựng các công trình ven biển làm mất nơi cư trú và ô nhiễm môi trường sống. Nghiên cứu nuôi trồng để tái tạo nguồn lợi ngoài tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

Wells S. (1996). Hippopus hippopus. The IUCN Red List of Threatened Species:
e.T10105A3164917. http://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.1996.RLTS.T10105A3164917.en

Dữ liệu bên ngoài