Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Hải Phòng (Bạch Long Vĩ, Cát Bà), Quảng Ninh (vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long), Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên (Sông Cầu, Tuy Hòa), Khánh Hòa (vịnh Văn Phong, Hòn Tre, Vũng Rô, Hòn Miếu, Hòn Tầm, Hòn Đụn, Hòn Hố, hòn Chà Là, Hòn Nội, Hòn Ngoại, Cam Ranh, Trường Sa), Ninh Thuận (Phan Rang), Bình Thuận (Phú Quí), Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo: Hòn Trắc, Hòn Tre Nhỏ, Hòn Tre Lớn, Côn Đảo Nhỏ, Hòn Bảy Cạnh, Hòn Gỏi, Hòn Mây Rút, Hòn Thơm, Hòn Vang).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-10m
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Phân bố phổ biến ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Bản đồ (hình ảnh)
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này phân bố rải rác ở vùng ven biển Việt Nam. Nơi cư trú là các rạn san hô và rạn đá đã bị thu hẹp và suy thoái. Loài này bị khai thác quá mức do có giá trị kinh tế cao. Ước tính quần thể bị suy giảm > 30% trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Là loài phân bố rộng và có trữ lượng cao. Ngư dân, người dân địa phương đang khai thác triệt để, dẫn đến mức độ suy giảm khoảng 50% trong vòng 10 năm qua.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sống ở vùng triều đáy cứng, có khi xuống sâu 10 m. Thường sống trên rạn san hô, vách đá, nơi có rêu phủ. Chỉ gặp ở vùng xa cửa sông, nước trong, có độ muối ổn định.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Các loại rong biển bám trên đá hoặc bám vào các rạn san hô
Sử dụng và buôn bán
Loài này có vỏ lớn, có lớp xà cừ bên trong rất dày; được sử dụng để làm khảm tranh, làm cúc áo, làm mặt dây chuyền. Vỏ loài này cũng thường được đánh bóng làm đồ mỹ nghệ. Thịt thơm ngon có giá trị dinh dưỡng cao, được coi là đặc sản. vì vậy có giá trị thương mại cao.
Mối đe dọa
Khai thác quá mức làm đồ mỹ nghệ và thực phẩm; phá hủy và làm ô nhiễm hệ sinh thái rạn san hô, rạn đá ven bờ.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Giảm cường độ khai thác, giới hạn kích thước, thiết bị đánh bắt và sản lượng đánh bắt, cấp giấy phép đánh bắt, khoanh vùng bảo vệ. Ngăn chặn các hoạt động phá hủy và làm suy thoái các rạn san hô, rạn đá, hạn chế xây dựng các công trình ven biển làm mất nơi cư trú và ô nhiễm môi trường sống. Nghiên cứu nhân nuôi để giảm cường độ khai thác ngoài tự nhiên. Nghiên cứu về hiện trạng của loài (kích thước quần thể, phân bố, xu thế, các mối đe dọa, các yêu cầu về sinh thái).
Tài liệu tham khảo
Đỗ Văn Tứ, Takenori Sasaki, Lê Hùng Anh & Hoàng Ngọc Khắc (2021). Ghi nhận thêm các loài thân mềm phổ biến (Gastropoda và Bivalvia) ở ven biển, ven đảo Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 346 trang.