Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Quảng Nam (Cù Lao Chàm), Khánh Hoà (vịnh Vân Phong, Hòn Tre, Hòn Nội), Bà Rịa-Vũng Tàu (Côn Đảo (Hòn Tre Lớn, Hòn Tre Nhỏ)), Kiên Giang (đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, quần đảo Nam Du).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-10m
Độ cao ghi nhận cao nhất
-2m
Thế giới
Vùng biển phía tây Thái Bình Dương và Thái Lan và từ Malaysia đến Fiji, Tonga, miền nam Nhật Bản và Úc (Oliver 2004).
Bản đồ (hình ảnh)
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này phân bố ở vùng ven biển miền Trung và miền Nam. Nơi cư trú là các rạn san hô và rạn đá đã bị thu hẹp và suy thoái. Loài bị khai thác quá mức do giá trị kinh tế cao. Ước tính quần thể bị suy giảm > 30% trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Phân bố rộng, số lượng nhiều, nhưng đang bị khai thác mạnh, ước tính suy giảm khoảng 50% trong vòng 10 năm qua. Mỗi quần thể thường có số lượng dưới 10000 cá thể trưởng thành, nếu không có biện pháp bảo vệ dễ bị tuyệt chủng cục bộ.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sống ở vùng triều ngập nước, sâu 2 - 10 m. Thường sống bám trên rạn đá, nơi có rong bám, ưa độ mặn cao 20 - 32‰
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Rong biển như: Sargassum, Gracilaria.
Sử dụng và buôn bán
Vỏ dùng để khảm trai rất đẹp, là mặt hàng mỹ nghệ được ưa chuộng. Thịt bào ngư có thể chế biến thành nhiều loại thức ăn đặc sản, vì vậy là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
Mối đe dọa
Khai thác quá mức làm đồ mỹ nghệ và thực phẩm; khai thác hải sản quá mức, phá hủy và làm ô nhiễm hệ sinh thái rạn san hô, rạn đá ven bờ.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Giảm cường độ khai thác, giới hạn kích thước, thiết bị đánh bắt và sản lượng đánh bắt, cấp giấy phép đánh bắt, khoanh vùng bảo vệ. Ngăn chặn các hoạt động phá hủy và làm suy thoái các rạn san hô, rạn đá, hạn chế xây dựng các công trình ven biển làm mất nơi cư trú và ô nhiễm môi trường sống. Nghiên cứu nhân nuôi để giảm cường độ khai thác ngoài tự nhiên. Nghiên cứu về hiện trạng của loài (kích thước quần thể, phân bố, xu thế, các mối đe dọa, các yêu cầu về sinh thái).
Tài liệu tham khảo
Đỗ Văn Tứ, Takenori Sasaki & Lê Hùng Anh (2019). Những loài ốc (Mollusca: Gastropoda) phổ biến ở ven biển, ven đảo Việt Nam. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 478 trang.
Oliver A.P.H. (2004). Guide to Seashells of the World. Buffalo: Firefly Books, 18.